264 lượt xem
Nấm linh chi được xem là “thần dược” trong các loại thảo dược. Bởi chúng vừa có thể tăng cường sức khỏe, chống lão hóa. Vừa phòng chống bệnh tật, làm đẹp…mà không hề gây tác dụng phụ. Nếu tính tất cả dược lực có thể tìm thấy ở một loại cây, nấm linh chi đứng trên tất cả. Để hiểu hơn về tác dụng thần kì của nấm linh chi đối với bệnh vảy nến, mời quý độc giả cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé !
Vảy nến là một bệnh ngoài da xuất hiện khá phổ biến trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê, tỷ lệ nam, nữ mắc bệnh vảy nến chiếm 1.5% dân số.
Vảy nến là bệnh lý tự miễn trên da, ảnh hưởng đến 2-3% dân số thế giới. Tỷ lệ mắc phải ở nam và nữ tương đương nhau, thường xảy ra trong khoảng từ 15 – 35 tuổi, hiếm khi xảy ra ở trẻ sơ sinh.
Vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám): Đây là loại vảy nến phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% người mắc bệnh. Dấu hiệu bệnh vảy nến loại này là da xuất hiện các mảng tổn thương có đường kính 2 – 20cm, sưng, đỏ, có vảy trắng và ngứa ngáy.
Vị trí hay mắc bệnh là vùng tì đè như khuỷu tay, đầu gối, da đầu,… Bệnh có biểu hiện thường gặp là bong da, tróc vảy, ngứa ngáy, có khi chảy máu, khiến người mắc cảm thấy bứt rứt, khó chịu.
Vảy nến đảo ngược: Tổn thương da đỏ tươi, mịn, không có vảy tại các vùng nếp gấp da như nách, háng, da bụng,… Chúng trở nên trầm trọng hơn nếu bị cọ sát hoặc thấm mồ hôi.
Vảy nến thể mủ (vảy nến mụn mủ): Các vùng da đỏ có nhiều mụn đầu mủ trắng. Chúng có thể xuất hiện ở bàn tay, bàn chân hoặc lan rộng ra toàn thân.
Vảy nến đỏ da toàn thân: Đây là thể bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Da toàn thân của người mắc đỏ rực như tôm luộc và có vảy trắng bao phủ.
Vảy nến thể móng: Móng tay trở nên đổi màu, sần sùi, thô ráp.
Vảy nến khớp (viêm khớp vảy nến): Khớp bị sưng, tấy đỏ và đau đớn.
Tổn thương da: Bề mặt da thường bị rát đỏ kèm vảy trắng dày, xếp chồng nhiều lớp và rất dễ bong. Hình dạng giống như những giọt nến. Tổn thương có thể xuất hiện tại một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể.
Tổn thương móng: Móng tay, móng chân ngả màu vàng đục, kèm nhiều chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Có thể móng dày, dễ mủn hoặc mất cả móng.
Tổn thương khớp: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh vảy nến. Biểu hiện thường gặp là: Viêm khớp mãn tính, biến dạng khớp, lệch khớp, cứng khớp, thoái hóa khớp. Đặc biệt là vùng khớp gối và cột sống.
Nguyên nhân gây vảy nến cho đến nay vẫn chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh có liên quan đến sự suy yếu của hệ miễn dịch và các yếu tố nguy cơ khác, bao gồm:
Bất ngờ nằm ở chỗ, y học cổ truyền và y học hiện đại đều có chung một phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến đó là sử dụng nấm linh chi. Nấm linh chi là vị thuốc có khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến mà cả Đông y và Tây y đều sử dụng triệt để.
Nấm linh chi là thảo dược chứa đến 119 hợp chất hữu cơ. Một số thành phần của nấm linh chi có tác dụng giảm đau và ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào vẩy nến.
Mặt khác, nấm linh chi giúp cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch. Giúp cơ thể tự sản sinh ra các kháng thể, chống lại sự hình thành của vảy nến.
Không những thế, nấm linh chi còn có tác dụng hữu ích phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh HIV, các bệnh ung thư, bệnh huyết áp, tiểu đường, thấp khớp, viêm loét…
Để ngăn ngừa bệnh vảy nến, chúng tôi khuyên rằng, chúng ta nên sử dụng nấm linh chi mỗi ngày với liều lượng từ 6 – 12 gram.
Để bảo toàn dược chất và phát huy tối đa công dụng, bạn cần dùng nấm linh chi đúng cách. Nấm nấu lấy nước, hãm như trà, ngâm rượu hoặc xay nhuyễn để nấu canh, hầm với xương thịt tạo thành món súp. Món ăn này rất tốt cho người bệnh.
Khi đun, hãm linh chi có thể kết hợp thêm cam thảo, táo tàu, atiso, hoặc cỏ ngọt để giảm bớt vị đắng, giúp dễ uống mà không làm ảnh hưởng đến dược tính. Nên kết hợp thêm vitamin C khi uống linh chi vì sẽ làm tăng hấp thu dược chất trong nấm.
Sau 2 – 3 ngày dùng nấm linh chi, có thể xuất hiện những triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, mẩn ngứa. Bệnh nhân ung thư, tiểu đường, hoặc những người bệnh nặng có cảm giác bệnh nặng lên là dấu hiệu bình thường, không đáng ngại. Đó là phản ứng của nấm linh chi thải độc cho cơ thể.
Bạn có thể giảm lượng dùng hoặc ngừng hẳn 4 – 5 ngày, sau đó sử dụng trở lại, triệu chứng trên sẽ không còn. Người bị huyết áp thấp có thể bị chóng mặt, vì vậy chỉ nên sử dụng nấm linh chi sau khi ăn no và không uống vào buổi tối.
Lưu ý: Nấm linh chi nên dùng vào mỗi buổi sáng, lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu thải độc của nấm. Khi sử dụng có biểu hiện đi tiểu nhiều lần chứng tỏ nấm tác dụng thanh lọc chất độc trong cơ thể. Nấm linh chi có thể bảo quản tươi trong ngăn đá tủ lạnh hoặc phơi khô và để ở nơi thoáng mát.
Tuy nhiên, các bạn cũng nên lưu ý rằng, nấm linh chi chỉ có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến. Không có tác dụng điều trị triệt để. Do đó, bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc từ nấm linh chi, người bệnh vẫn nên tham khảo phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ.
Không nên để đến khi mắc bệnh vảy nến mới sử dụng nấm linh chi. Qúy khách hãy sử dụng ngay từ bây giờ để bệnh được ngăn ngừa hiệu quả nhất.