911 lượt xem
Hiện nay, nhân sâm là một trong những dược liệu được mọi người biết đến và sử dụng phổ biến nhất cho mọi lứa tuổi. Đối với người cao tuổi, nhân sâm được xem như là một tiên thảo có tác dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt, tuy sâm cho người già rất tốt nhưng người dùng phải biết sử dụng đúng phương pháp. Trong bài viết này, yensamlinhchi sẽ chia sẻ kinh nghiệm về cách sử dụng nhân sâm đạt hiệu quả tốt nhất, cũng như tác dụng của nhân sâm mạng lại khi sử dụng đúng cách.
1.1. Loãng xương
Loãng xương là bệnh lý của hệ thống cơ xương khớp, được đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương và giảm chất lượng xương, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương ở người cao tuổi. Đặc điểm loãng xương ở người già là tăng quá trình hủy xương và giảm quá trình tạo xương do các tế bào sinh xương bị lão hóa, sự hấp thu canxi ở ruột bị hạn chế và sự suy giảm tất yếu các hormon sinh dục gây ra. Tỷ lệ bệnh loãng xương ở người cao tuổi là 1,9 %.
1.2. Viêm phổi
Cơ quan hô hấp ở người cao tuổi có sự suy giảm đáng kể về hoạt động cũng như hệ thống miễn dịch, kháng khuẩn. Càng lớn tuổi, khả năng đàn hồi của phổi càng giảm, cơ hô hấp yếu, kháng thể bề mặt phổi giảm cùng với sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể… nên người già rất dễ bị viêm phổi, đặc biệt vào các mùa dịch, trái gió trở trời, thời tiết lạnh khô bệnh thường hay tái phát, tái phát nặng. Tác nhân gây bệnh thường là virus cúm, tụ cầu, phế cầu, liên cầu, đôi khi là não mô cầu, adenovirus, lao,… Viêm phổi ở người cao khó điều trị, dễ tái phát làm suy yếu dần sức khỏe, giảm tuổi thọ. Bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 7,8% ở người cao tuổi.
1.3. Đái tháo đường
Đái tháo đường được chẩn đoán xác định khi đường máu bất kỳ đạt nồng độ trên 200 mg%, hoặc đường máu lúc đói trên ngưỡng 126 mg%. Đái tháo đường có 2 tuýp là I và II. Ở người cao tuổi thường gặp đái tháo đường tuýp II. Có nhiều nguyên nhân và cơ chế giải thích bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi. Nguyên nhân là do gan suy yếu theo tuổi già kéo theo sự suy giảm quá trình sử dụng và chuyển hóa đường trong cơ thể; do các cơ quan giảm nhạy cảm với hormon Insulin; hoạt động của hormon Insulin không hiệu quả; tụy bị lão hóa nên giảm tiết Insulin,… Tất cả các cơ chế trên gây nên hậu quả tăng đường máu trong cơ thể dẫn đến bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường tuýp II ở nhóm người cao tuổi là 5,3%.
2.1. Công dụng của nhân sâm đối với bệnh đau xương khớp ở người cao tuổi
Đối với người già, xương khớp là một trong những bệnh lý thường xuyên mắc phải. Theo đó, bệnh loãng xương, thiếu canxi, đau khớp xương, nhất là lúc thời tiết thay đổi đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Khoa học đã chứng minh nhân sâm hiệu quả trong việc phòng và chữa bệnh về xương khớp cho người cao tuổi. Một cuôc thử nghiêm của Đại học y trường gimnamhyeon ở Hàn Quốc trên chuột bị loãng xương, tiêm nước nhân sâm trên những con chuột già trên hai tháng, và kết quả là nhân sâm đã làm tăng mật độ khoang xương, phục hồi cả cấu trúc xương, khối lượng xương được tăng lên đáng kể.
Nhân sâm có chứa 18 loại axit amin, giúp tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương, căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi.
Mỗi ngày, người cao tuổi uống một lượng nhỏ hồng sâm Hàn Quốc sẽ mang lại một sức khỏe dẻo dai, tinh thần thoải mái và ngăn ngừa được vô số các bệnh tật ở tuổi già. Nhân sâm tưoi Hàn Quốc có chứa các thành phần giúp nâng cao khả năng hấp thụ canxi cần thiết cho cơ – xương – khớp, giúp người già tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Hiện nay, nhân sâm Hàn Quốc đã được rất phổ biến cho bệnh nhân ở Hàn Quốc và trên khắp thế giới, nhân sâm được khuyên dùng cho người cao tuổi vì hiệu quả trong công tác phòng chống bệnh loãng xương bị viêm khớp hay loãng xương.
2.2. Các tác dụng khác của nhân sâm đối với người cao tuổi
+Nhân sâm giúp bồi bổ sức khỏe cho người cao tuổi, người cao tuổi bị bệnh ốm yếu, hoặc đang trong thời gian điều trị hóa, xạ trị
+Kích thích hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người cao tuổi, khi các cơ quan trong cơ thể người cao tuổi đều giảm các chức năng miễn dịch.
+Nhân sâm hỗ trợ giải độc gan do bia rượu gây ra, giúp tăng cường chức năng gan và phòng ngừa các bệnh về gan: viêm gan, xơ gan.
+Cải thiện trí nhớ cho người cao tuổi, nhân sâm giúp tăng cường sự tập trung và hỗ trợ điều trị bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao niên, giúp cho đầu óc tỉnh táo và minh mẫn hơn.
+Giải nhiệt, làm mát trong người, giảm bớt các triệu chứng nóng trong, táo bón ở người già…
Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu và bào chế các thành phẩm từ nhân sâm cho người cao tuổi sử dụng với đa dạng công dụng hơn.
Nhân sâm tươi có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau nhưng nếu để cho người lớn tuổi uống thì chủ yếu nên sắc nước uống, ngâm mật ong hoặc tiềm gà để bồi bổ.
3.1. Sắc nước nhân sâm tươi uống
Vào mùa hè, nước sâm có công dụng làm mát cơ thể, giúp hạ nhiệt, tăng cường sức khỏe và phòng chống hiện tượng mệt mỏi.
Chuẩn bị:
+Củ nhân sâm tươi
+Ấm trà
+Nước nóng
Củ nhân sâm tươi sẽ được sắc nước nấu để uống dần, khi sắc thường cho thêm táo đỏ vào để át đi vị đắng của nhân sâm tươi. Thông thường phần củ nhân sâm tươi sẽ được dùng ngâm rượu hoặc ngâm mật ong còn phần rễ nhỏ sẽ được sắc nước uống như trà.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rễ nhân sâm tươi, táo đỏ đem rửa thật sạch , sau đó cho vào nồi nước bằng sứ, gốm, (tránh dùng nồi nhôm, inox).
Bước 2: Đun sôi nước rồi vặn lửa nhỏ xuống, tiếp tục đun trong vòng 30-45 phút nữa cho sâm ngấm vào nước rồi tắt bếp.
Bước 3: Khi uống nếu vẫn thấy đắng có thể cho thêm chút đường hoặc mật ong sẽ ngon hơn, mùi thơm hơn.
Thay 2-3 lần nước đến khi nào thấy nhạt vị thì đổi sang sâm mới.
Lưu ý: Nên uống nước sâm vào buổi sáng sớm hoặc buổi trưa, tránh dùng vào buổi tối vì có thể gây tình trạng mất ngủ. Với người cao tuổi bị bệnh tiểu đường, không nên dùng chung hoặc gần với thời gian uống hoặc tiêm thuốc hạ đường huyết để tránh bị sốc, choáng đột ngột.
3.2. Ngâm nhân sâm tươi với mật ong
Nhân sâm tươi ngâm mật ong có công dụng tăng cường sức khỏe, hỗ trợ hệ tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng ở người lớn tuổi, và có thể điều hòa giấc ngủ nếu dùng đều đặn, đúng cách.
Chuẩn bị:
+ Nhân sâm tươi 1kg chọn loại 8-10 củ/1kg;
Nên chọn những củ to, rễ tự nhiên, không bị sâu thối hay mục nát;
+ Mật ong 1 – 1.5kg;
+ Hũ thủy tinh;
+ Các dụng cụ khác: xô, rổ, bàn chải, khay đựng,…
Cách thực hiện:
Bước 1: Củ nhân sâm tươi đem rửa thật sạch, để ráo nước, cắt bỏ phần núm đầu, cắt riêng phần thân củ và phần rễ phụ.
Bước 2: Phần củ sâm đem xắt lát theo chiều ngang thành nhiều lát thật mỏng.
(Có thể cho thêm táo đỏ vào ngâm mật ong cùng cũng được. Trong trường hợp này, táo đỏ đem rửa với nước sạch, bỏ hạt rồi xắt lát mỏng theo chiều ngang)
Bước 3: Cho hỗn hợp nhân sâm và táo đỏ vào lọ, sau đó từ từ đổ mật ong vào bình, vừa đổ vừa khuấy đều tay đến khi ngập sâm thì dừng lại.
Bước 4: Đậy kín nắp và đợi khoảng 3 tháng là có thể dùng. Bảo quản trong diều kiện khô ráo, thoáng mát, tránh để bị ẩm mốc, lên men sẽ làm sâm mật ong bị hỏng, kém chất lượng.
Lưu ý: Sâm mật ong ngâm vừa tốt cho người cao tuổi, lại rất dễ ăn vì mật ong ngấm vào sâm làm hương vị thơm ngon hơn, lại át đi nhiều vị đắng vốn có của sâm. Khi dùng có thể ngậm trực tiếp hoặc pha vào nước uống ấm, nhâm nhi như trà rồi ngậm nhai lát sâm tươi.
3.3. Gà hầm nhân sâm cho người già yếu, cần bồi bổ
Gà hầm nhân sâm tươi là món ăn ngon và hấp dẫn giúp bồi bổ cho người cao tuổi ốm yếu, bị bệnh trong thời gian dài, cần hồi phục sức khỏe. Cách chế biến gà hầm sâm tuy có hơi cầu kì nhưng lại bồi bổ rất tốt.
Chuẩn bị:
+Gà: 1 con (Có thể chọn gà tơ hoặc gà ác)
+Sâm tươi: 50gr
+Nấm hương: 20gr.
+Hành, gừng tươi.
Cách thực hiện:
Bước 1: Gà đem vặt lông, rửa sạch bỏ hết nội tạng, chặt bỏ từ phần cổ, chân, cánh.
Bước 2: Nhân sâm tươi đem rửa sạch, có thể thái thành 2-3 miếng theo chiều dọc.
Bước 3: Táo đỏ rửa nước sạch, để nguyên, tỏi đem bóc vỏ, để nguyên tép.
Bước 4:Cho gà và các nguyên liệu trên vào nồi, đổ nước vào sao cho ngập gà rồi đậy nắp lại.
Bước 5: Có thể dùng nồi hầm trong khoảng 1-1,5h hoặc nếu dùng nồi thì nấu sôi lên rồi vặn lửa nhỏ trong 1 tiếng rưỡi là có thể bắc ra ăn được.
Thông thường món gà hầm sâm có thể dùng cho 3-4 người ăn, tức là nấu món này có thể dùng cho cả gia đình. Người Hàn Quốc thường nấu món này vào mùa hè, nhân sâm dùng để bồi bổ và làm mát người trong mùa hè oi bức.
4.1. Đột quỵ
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch màu não, là từ gọi chung của những bệnh lý nhồi máu hoặc xuất huyết não, xảy ra từ từ hoặc đột ngột, gây nhiều biến chứng và di chứng nặng nề. Ở người già, do sự suy yếu của hệ thống mạch máu, máu đến nuôi não giảm sút nên dễ bị nhồi máu não, thiếu máu não. Mặt khác, thành mạch suy yếu, dễ vỡ cùng với hậu quả của bệnh tăng huyết áp (nếu mắc trước đó) dẫn đến hậu quả dễ xảy ra xuất huyết mạch máu não. Đây là một bệnh khá phổ biến và nguy hiểm đến tính mạng của người cao tuổi. Tỷ lệ hiện mắc của bệnh này ở người già là 21,9%. Nhân sâm bổ khí, nhân sâm làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, sử dụng nhân sâm cho người bị đột quỵ cực kì nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
4.2. Tăng huyết áp
Một người bị bệnh tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu cao hơn 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg. Người cao tuổi bị tăng huyết áp có thể do tăng từ các giai đoạn tuổi trưởng thành, tuổi trung niên, hoặc do ăn chế độ ăn uống nhiều mỡ, muối, nhưng thường nhất là do thành mạch bị xơ vữa nhiều, dẫn đến hẹp lòng mạch và tăng huyết áp. Chính vì thế, ở người già thường gặp tăng huyết áp tâm trương hơn là tâm thu. Bệnh tăng huyết áp người cao tuổi không nên xem thường vì nó rất dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim,…Bệnh này chiếm tỷ lệ 7,7 %. Nhân sâm với liều lượng thấp sẽ làm tăng huyết áp, nhưng liều cao làm hạ huyết áp. Việc tăng, hạ huyết áp một cách đột ngột dễ dẫn đến tai biến, hoặc các biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Việc nhận biết ngưỡng cao thấp cho liều lượng sử dụng nhân sâm để ổn định huyết áp rất khó, nên tốt nhất không nên dùng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
4.3. Các trường hợp khác
+Viêm loét dạ dày, đau dạ dày
+Đau bụng do hàn
+Rối loạn tiêu hóa (khó tiêu, đầy bụng, trướng bụng)
+Viêm ruột, viêm gan
+Viêm túi mật, sỏi mật
+Nấc
+Tiêu chảy
+Lao phổi, ho ra máu
+Giãn phế quản
+Viêm phế quản
+Ngoại cảm (phong hàn, phong nhiệt, phong ôn)
+Xơ mỡ động mạch
+Bệnh tự miễn (vẩy nến, viêm khớp phong thấp, luput ban đỏ, cứng bì…)
+Người đang dùng thuốc chống huyết khối (warfarin…)