311 lượt xem
Theo Đông y, nhân sâm là dược liệu quý hiếm có vị đắng, không độc, có tác dụng đại bổ nguyên khí, giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực cho con người. Khoa học phát triển, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những công dụng tốt của nhân sâm với cơ thể.
Bắt đầu từ năm 1957, thành phần hiệu lực chủ yếu của nhân sâm Hàn Quốc là saponin được đưa vào nghiên cứu về tác dụng y học.
Đến năm 1969, khoa học đã chứng minh và làm sáng tỏ tác nhân thích nghi của nhân sâm để giúp tăng cường chức năng đề kháng không đặc hiệu quả cơ thể.
Khái niệm về “ thượng dược” ( hay thuốc thượng đẳng) cũng được Đông y sử dụng rộng rãi để kiểm chứng về công dụng của nhân sâm Hàn Quốc.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì loại thảo dược này chứa rất nhiều thành phần khác nhau, trong đó có 32 hợp chất soponin triterpen, 30 chất là saponin dammaran tạo nên giá trị dược tính của nhân sâm.
Ngoài ra thì còn có 7 hợp chất polyacetyle, 17 acid amin, 17 acid béo (acid palnitic, stearic, oleic, linoleic và linolenic,…), 20 nguyên tố di lượng cần thiết cho cơ thể (như Fe, Mn, Co, Se, K,…).
Các loại vitamin A, B1, B2, C, cùng một số thành phần khác như glucid, tinh dầu, chất xúc tác polipeptit, polisaccarit, đường saccazo, adcid sunfuric, đường glucose, đường mạch nha,…
Gồm các ginsenosides: Ginsenosides Ro, Re, Rg1, Rg2, Rg3, Rh1, Rh2, Ra1, Ra2,… Vì thế tác dụng của nhân sâm là: thanh nhiệt giải độc, hạn chế viêm nhiễm, tác dụng kiểm soát kết tập tiểu cầu, giảm nguy cơ và triệu chứng bệnh tiểu đường, hạn chế xơ cứng động mạch, cơn đau liên quan đến tế bào thần kinh não.
Tác dụng tốt trong việc tăng cường sinh lý, hạ đường huyết, viêm loét dạ dày… Rh2, Rg3 được biết đến là hoạt chất có tác dụng khống chế và kìm hãm sự phát triển của khối u, hỗ trợ điều trị ung thư.
Hiện nay, khoa học đã áp dụng thành phần Rh2, Rg3 từ nhân sâm để chế biến các loại dược phẩm hạn chế tế bào ung thư.
Ngoài thành phần giúp chăm sóc sức khỏe thì các thành phần Malnonyl Rb1, Rb2, Rc, Rd có tác dụng hạn chế lão hóa, duy trì thể trạng và kéo dài tuổi thanh xuân.
Nhờ thành phần dưỡng chất và dược chất đa dạng như vậy mà công dụng của nhân sâm cũng vô cùng phong phú giúp con người bồi bổ sức khỏe và hạn chế nhiều thể bệnh khác nhau.
Dựa vào phương pháp chế biến, có thể phân loại nhân sâm tươi Hàn Quốc theo một số thành phẩm như sau:
Sâm tươi sau khi đã lột một lớp vỏ, được mang đi phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên cho đến khi nào chỉ còn dưới 14% nước thì cho bạch sâm. Lúc này, sâm sẽ có vỏ màu trắng sữa nên được gọi là bạch sâm. Bạch sâm có thể dùng và bảo quản trong thời gian dài.
Sâm tươi Hàn Quốc được cho vào khi nước đang sôi ở nhiệt độ cao trong một khoảng thời gian dài. Sau khi đã thấy được lớp vỏ và phần thân sâm đã chuyển sang màu đỏ thì vớt ra và sấy khô. Thái cực sâm là sản phẩm có màu sắc cũng như hình dáng ở giữa bạch sâm và hồng sâm.
Cũng giống như bạch sâm, hồng sâm được lựa chọn từ những củ sâm tươi Hàn Quốc 6 năm tuổi về chất lượng và hình dáng rồi mang đi hấp chín khô cho đến khi thành phần nước chỉ còn dưới 14%. Lúc này ruột củ sâm sẽ có màu hồng nên được gọi là hồng sâm. Trải qua quá trình chưng hấp nên sinh ra nhiều chất bổ dưỡng, hồng sâm và tác dụng còn được đánh giá cao hơn nhân sâm.
Sau khi đã chế biến xong hồng sâm, củ hồng sâm được đưa vào khuôn ép và trích ly cùng nước cho ra đời hồng sâm ở dạng lỏng, đặc sệt, được gọi là cao hồng sâm.
Có quy trình tương tự giống cao hồng sâm nhưng hồng sâm được đưa vào khuôn ép ở dạng viên nên được gọi là viên hồng sâm. Công dụng của viên hồng sâm được đánh giá khá cao, đồng thời mang đến nhiều sự tiện lợi cho người sử dụng.
Nhân sâm Hàn Quốc vốn được xếp vào thứ thức ăn bổ dưỡng, hoàn toàn không phải là thuốc chữa bệnh ( và hoàn toàn không mang đến hiệu lực kích thích như thuốc chữa bệnh).
Trong hội nghị chuyên đề quốc tế lần thứ 10 về Nhân sâm được tổ chức vào năm 2010,hội nghị này có sự tham gia từ hơn 1500 học giả cùng các nhà nghiên cứu đến từ 15 quốc gia bao gồm cả Châu Mỹ, Châu Á và Châu Âu.
Trong đó, có tới hơn 300 luận án công nhận về công dụng của nhân sâm Hàn Quốc, điều này đã giúp củng cố sự thật về sâm trong hơn 2000 năm qua.
Những nghiên cứu này cũng làm sáng tỏ những bí mật về tác dụng của sâm, đồng thời cũng khẳng định được nhân sâm chỉ được xem như một chất bổ, không dùng trong chữa bệnh và cũng được các doanh nghiệp về sâm tại Hàn Quốc không hề quảng cáo thứ thảo dược này là thuốc:
Sử dụng nhân sâm tươi 6 năm tuổi ngâm với loại rượu nếp nguyên chất. Ngâm trong khoảng 3 tháng thì rượu sâm sẽ có mùi rất thơm. Nhưng nếu muốn rượu nhân sâm tốt, nên sử dụng sau 2 năm. Mỗi ngày nên dùng 1 chén nhỏ, khoảng 30-50ml.
Nhân sâm 6 năm tuổi cắt lát mỏng để trong chai thủy tinh. Nên dùng loại nhân sâm khô hoặc hồng sâm để có thể bảo quản được lâu, thuận tiện cho người sử dụng.
Lấy 30gram nhân sâm tươi, 30 hạt sen, một lượng đường phèn vừa đủ. Cứ mỗi lần nấu lấy 10 hạt sen cho vào chén đựng nhân sâm với lượng nước ngập vừa đủ, mang hấp cách thủy trong 1 giờ. Sau khi hấp xong thì ăn hạt sen và uống nước. Tiếp tục làm với 10 hạt sen tiếp theo, mỗi ngày làm 3 lần như vậy sẽ cho sức khỏe dẻo dai và tăng cường sức khỏe tốt nhất.