526 lượt xem
Từ xa xưa, nhân sâm đã được nhiều thầy thuốc tin dùng vì những công dụng kỳ diệu nó đem lại cho sức khỏe con người. Nhân sâm đã được biết đến là vị thuốc bổ quý hiếm. Đây là sản phẩm đứng đầu trong 4 vị thuốc thượng hạng theo các nghiên cứu đông y (bao gồm Sâm, Nhung, Quế, Phụ).
Theo ghi chép của cuốn sách “Thần Nông bản thảo kinh”, nhân sâm được phân tích rằng có vị ngọt và hơi lạnh. Nhân sâm đặc biệt tốt cho các nội tạng trong cơ thể con người.
Ngày nay với sự phát triển hiện đại khoa học công nghệ, các hoạt chất trong các vị thuốc trong Đông y có thể được phân tích chi tiết. Tuy nhiên theo các chuyên gia lĩnh vực đông y thì mọi sự phân tích dường như vẫn không đạt tới tinh túy thực sự của nó.
Theo các nhà chuyên gia đông y các đặc tính có trong các hoạt chất của các sản phẩm đông y thì không nên tách ra cũng như không thể tách ra được. Và nhân sâm cũng vậy, tuy là một sản phẩm nhưng trong đông y sản phẩm đó có thể chứa rất nhiều hoạt chất.
Trong đông y nói chung hay trong nghiên cứu y học cổ truyền cho thấy đặc tính mà sâm có được là nhờ vào môi trường mà nó hình thành, hay còn gọi là nơi nhân sâm mọc. Với đặc tính này, nhân sâm ở các khu vực khác nhau sẽ có những đặc tính và tác dụng khác nhau.
Ví dụ loại sâm thường mọc ở những sườn núi cao từ 500 đến 1.100m được gọi là sâm hoang dã. Với độ cao cùng tinh túy, khí chất của đất trời nhân sâm có một chút tính hàn, đồng thời có một chút tính dương.
Loại sâm này có tác dụng tốt nhất trong việc củng cố tính dương của lá lách và bụng. Nhờ đó mang năng lượng đến khắp toàn thân, đem lại sức khỏe tốt cho người dùng.
Sở dĩ nhân sâm hỗ trợ và mang lại hiệu quả tối ưu cho sức khỏe con người là do trong nhân sâm có những hợp chất hữu cơ quan trọng như:
Với những vị thuốc, những tinh chất có trong nhân sâm các nghiên cứu đông y đã ghi nhận nhân sâm có khả năng hỗ trợ và nâng cao trí tuệ của người dùng.
Cụ thể, nhân sâm có công dụng tuyệt vời trong quá trình bồi bổ và nâng cao trí nhớ của não bộ. Bên cạnh đó, các hoạt động tư duy cũng được hỗ trợ nâng cao tối ưu.
Nhân sâm có thể hỗ trợ điều trị một số loại bệnh khác như: Bệnh thiếu máu, viêm dạ dày, phổi, các bệnh về tiêu hóa, hen suyễn,… Đây là sự lựa chọn hữu ích cho người dùng.
Nhân sâm là dược liệu quý hiếm vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Nhân sâm ăn thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất, sau đây là một số cách chế biến nhân sâm phổ biến:
Rượu sâm có tác dụng tăng cường sinh lực, bổ thận tráng dương rất tốt cho nam giới. Sâm ngâm rượu nên chọn loại còn nguyên củ, có chùm rễ sẽ rất đẹp mắt.
Cách ngâm rượu sâm đơn giản như sau:
Rượu sâm nên để chỗ râm mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Trong thời gian ủ rượu không nên mở nắp để tránh hương thơm của nhân sâm bay ra ngoài. Mỗi ngày chỉ nên uống từ 1 – 2 ly sẽ rất tốt cho sức khỏe, chỉ nên uống vào sáng, trưa.
Nhân sâm ăn thế nào thì đơn giản và ít tốn thời gian chế biến nhất ? Đó chính là hãm lấy nước uống ngay. Mỗi ngày bạn chỉ mất từ 3 – 5 phút là đã có một cốc nước sâm thanh nhiệt, giải độc cho ngày hè. Cách chế biến nước sâm như sau:
Nước nhân sâm tính mát, giải nhiệt mùa hè rất tốt. Thêm vào đó tác dụng của nhân sâm còn giúp bạn xua tan mệt mỏi, có thêm năng lượng để học tập và làm việc.
Gà hầm nhân sâm là một món ăn ngon, thường được dùng để bồi bổ cơ thể. Cách nấu món này không quá khó, các bà nội trợ có thể thực hiện ngay tại nhà cho gia đình mình thưởng thức.
Nguyên liệu: một con gà ta đã được làm sạch, nhân sâm thái lát 3-5 miếng, 100g gạo nếp, tỏi, táo tàu, hành tươi. Nhồi các nguyên liệu này vào trong thân gà, dùng dây buộc bụng gà hoặc 2 chân gà. Cho gà vào nồi đun lửa lớn cho đến khi nước sôi. Giảm lửa và tiếp tục đun trong khoảng 30 phút nữa là được.
Khi gà còn nóng nên ăn ngay để tận hưởng trọn vẹn hương vị thơm ngon. Khi ăn có thể chấm với nước tương hoặc muối tiêu là đúng vị.
Gà hầm sâm ngon, tốt cho sức khỏe, tăng cường thể lực. Nếu trong gia đình bạn có người gầy, biếng ăn hay mới ốm dậy thì dùng món này 1 – 2 lần trong một tháng rất tốt.
Nhân sâm tính hàn, những người thường xuyên bị tiêu chảy, lạnh bụng nên hạn chế sử dụng nhân sâm. Phụ nữ đang trong những ngày có kinh nguyệt cũng không nên sử dụng nhân sâm. Người mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, huyết áp cao cũng nên cân nhắc khi ăn nhân sâm.
Nhân sâm không dễ bảo quản, đặc biệt là khi bạn đã rửa với nước. Nên dùng nhân sâm sau 7 ngày nếu bạn đã trót nhúng nhân sâm tươi vào nước.
Khi ăn nhân sâm tuyệt đối không nên ăn kèm với hải sản và củ cải. Đây là các loại thực phẩm kỵ nhau, nếu dùng chung sẽ rất có hại cho sức khỏe.