89 lượt xem
Là một thảo dược rất quý và được coi là thần dược trong Đông y, Nhân sâm là một món quà mà thiên nhiên ban tặng cho con người. So sánh nhân sâm Hàn Quốc với nhân sâm trồng ở các nước khác nhau về chất lượng thì nhân sâm Hàn Quốc được đánh giá là tốt nhất, cũng như công dụng có lợi của chúng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng nhân sâm để bồi bổ, cùng tham khảo bài viết dưới đây giúp quý khách có thêm cho mình thông tin và kiến thức nhé !
Các nghiên cứu đã chứng minh và làm rõ nhân sâm và các sản phẩm chế biến từ nhân sâm có tác dụng chống lại sự tăng nhiệt của cơ thể nhờ vào quá trình tuần hoàn máu, nhiệt độ trên da tăng vì thế nhiệt độ cơ thể không thay đổi.
Điều này khiến một số người lầm tưởng rằng nhân sâm có tính hàn hay tính mát, còn lại một số người thắc mắc không biết nhân sâm mang tính chất gì.
Khi sử dụng nhân sâm, nhiều người được các thầy lang khuyên kết hợp với nước cốt gừng tươi vì thế hầu hết mọi người đều nghĩ là nhân sâm Hàn Quốc có tính lạnh, nhưng sự thật không phải như vậy.
Hiện nay chỉ có một loại sâm Mỹ hay còn gọi là Tây dương sâm, cùng họ với ngũ gia bì có vị ngọt, hơi đắng là có tính mát mang tác dụng bổ khí, dưỡng âm và thanh nhiệt.
Nhân sâm không có tính lạnh nhưng sử dụng nhân sâm vào ngày hè nóng bức cũng rất có lợi cho những đối tượng phù hợp dùng nhân sâm.
Mặc dù nhân sâm không có tác dụng hạ nhiệt tức thời nhưng nhân sâm lại tốt cho gan trong việc bài trừ độc tố, giảm nhẹ các chứng rối loạn thể chất gây ra bởi nhiệt độ cơ thể cao.
Nhân sâm có tính gì vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, có thể hiểu nôm na nhân sâm mang bản chất của một loài thảo dược có tính chất ấm hay nhiệt nhưng mang tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể của một thảo dược tính hàn.
Dùng nhân sâm với liều lượng nhỏ sẽ làm tăng huyết áp, liều lượng lớn làm hạ huyết áp. Về mặt lâm sàng, nhân sâm có thể làm nặng hơn triệu chứng can dương can hỏa, liều thuốc khó nắm vững khi bệnh nhân cao huyết áp sử dụng. Vì thế, người cao huyết áp nói chung không nên dùng.
Nhân sâm bổ khí, có thể làm cho ngoại tà trệ lưu trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình. Người cảm mạo không nên sử dụng nhân sâm.
Viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, sỏi mật biểu hiện đau sườn, bụng, hoàng đản, sốt uống nhân sâm sẽ lại được trợ thấp sinh nhiều, làm khí trệ uất kết, bệnh tình nặng thêm.
Đau, viêm loét dạ dày, dịch vị ra nhiều, dạ dày co giật gây nên đau. Đông y chỉ ra nguyên nhân là do khí trệ vị hóa mà sinh ra, huyết nhiệt chạy lung tung mà xuất huyết. Nhân sâm bổ khí làm khí càng thịnh, huyết càng hưng vượng nên khó giảm đau và lành vết thương.
Cảm nhiễm giãn phế quản, lao phổi, ho ra máu, có người sốt nhẹ, xuất huyết, biện chứng trong đông y là âm hư hỏa vượng, phế âm suy nhược. Trị liệu cần tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết vì thế không nên sử dụng nhân sâm.
Phụ nữ mang thai dùng nhân sâm không đúng liều lượng có thể dẫn tới khó sinh. Trẻ nhỏ, cơ thể thuần dương, nhân sâm gây phát dục của tuyến sinh dục phát triển rất nên tránh dùng nhân sâm cho trẻ nhỏ.
Trên đây là tính chất của nhân sâm tác động đến hiệu quả chức năng của cơ thể. Bạn có thể tham khảo để có thể lựa chọn sử dụng nhân sâm đúng cách nhất tránh phản tác dụng và hậu quả xấu từ loài thảo dược này.