3990 lượt xem
Theo y học cổ truyền thì tất cả các loại củ cải và hải sản đều là đại khí, còn nhân sâm thì lại là đại bổ. Chính vì thế mà hai loại này triệt tiêu lẫn nhau và gây hại cho người sử dụng.
Nhân sâm được xếp vào loại đầu tiên trong 4 loại dược liệu quý của Đông y, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Nhân sâm có tên khoa học là (Panax ginseng C. A. Mey.), họ nhân sâm (Araliaceae), họ (ngũ gia bì).
Trên thực tế do cách chế biến khác nhau, người ta có được các sản phẩm chế của nhân sâm khác nhau, như hồng sâm, bạch sâm, đại lực sâm…
Nghĩa là có tác dụng tốt mà không gây ra độc tính, được ghi vào đầu vị của dòng “bổ khí” với những công năng tuyệt vời: đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí…
Nhân sâm được dùng để bổ khí, đặc biệt cho các trường hợp chân khí suy giảm, người mệt mỏi, vô lực, mới ốm dậy, trẻ em chậm lớn. Tăng cường sinh lý, tăng khả năng hồi phục cho mọi hoạt động cơ thể.
Chống và giảm căng thẳng của hoạt động thần kinh, nâng cao sức bền trong hoạt động thể thao. Cải thiện hoạt động tuần hoàn khí huyết, điều hòa ổn định hệ tim mạch, nhất là các triệu chứng tim hồi hộp, loạn nhịp.
Làm tăng sức đề kháng và tăng khả năng miễn dịch, giúp cho chế độ làm việc dẻo dai hơn, tạo điều kiện để tăng năng suất lao động.
Làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giúp cơ thể vượt qua những thay đổi khắc nghiệt của môi trường. Hỗ trợ tích cực trong phòng và trị bệnh ung thư.
Muốn dùng nhân sâm cho đúng, trước hết cần phải biết loại nhân sâm nào dùng cho bệnh nhân nào, vì không phải mọi loại sâm đều có công dụng như nhau.
Có tính mát, dùng để dưỡng âm, thanh hư nhiệt, chủ yếu chữa người âm hư có hỏa như: người thấy nóng sốt sau khi bị mất máu, ra quá nhiều mồ hôi, mất nhiều tinh dịch.
Có tính ấm, vị ngọt, dùng để bổ dương, chữa các hội chứng tỳ thận hư hàn, chân dương suy yếu, khí ở tỳ vị không phấn chấn.
Người lớn, có thể dùng riêng, ngày 6 – 8g, dưới dạng thuốc hãm, thuốc sắc, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác: nhân sâm 8g; bạch truật, bạch linh, cam thảo, mỗi vị 4 – 6g, ngày một thang, uống liền 2 – 3 tuần lễ.
Cũng có thể sử dụng dưới dạng rượu sâm (40g sâm, thái lát mỏng ngâm trong 1 lít rượu trắng 30 – 35o trong 3 – 4 tuần là có thể dùng được.
Tiếp tục ngâm lần 2 với 0,5 lít rượu trong 2 – 3 tuần lễ nữa). Ngày có thể dùng 2 – 3lần, mỗi lần 30 – 50ml.
Uống trước các bữa ăn, hoặc vào buổi tối. Với trẻ em gầy còm chậm lớn, yếu mệt, biếng ăn, có thể dùng với lượng nhỏ hơn, 2 – 4 g/ngày, dưới dạng thuốc hãm.
Để giữ được các hoạt chất khi chế biến và để tạo dáng cho nhân sâm (giống như cái đầu người),người ta đã giữ nó lại.
Lô sâm, không có tác dụng bổ mà còn gây ra cảm giác buồn nôn. Do đó cần cắt bỏ đi, trước khi sử dụng.
Tuy đây là một thảo dược quý và những tác dụng mà nó mang lại không ai là có thể phủ nhận, nhưng không phải vì vậy mà các bạn có thể lạm dụng nó trong quá trình sử dụng.
Nếu biết cách sử dụng hợp lý thì chắc chắn đây sẽ là một sản phẩm mang đến những hiệu quả cao khiến cho bạn bất ngờ, còn ngược lại thì sẽ là những hậu quả mà bạn cũng khó lường trước được.
Dù là sắc hay hấp cách thủy cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng nhân sâm, không được uống trà vì trà sẽ làm giảm tác dụng của sâm.
Không nên ăn củ cải và đồ biển sau khi uống sâm: Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.
Trẻ dùng các thực phẩm hoặc thuốc bổ chứa nhân sâm có thể bị kích thích tình dục sớm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát dục bình thường và gây hậu họa nhiều mặt cho trẻ.
Do nghĩ rằng nhân sâm là thuốc bổ, dùng càng nhiều càng tốt nên một số người đã dùng sâm thay nước uống hằng ngày, có người lại ăn nhân sâm như nhai kẹo… Việc lạm dụng nhân sâm có thể đưa đến nhiều hậu quả nguy hiểm.