322 lượt xem
Nấm linh chi rừng là một trong loại nấm dược tính cao nhất trong những loại nấm trên thị trường hiện nay. Người ta thường chế biến nấm linh chi bằng cách thái lát và nấu nước uống. Tuy nhiên, cách chế biến mà mọi người truyền tay nhau là nấu nước uống. Nhưng “nấu nấm linh chi rừng bằng nồi gì để giữ được dược tính của nấm” thì không phải ai biết điều này, samyenlinhchi.com sẽ giải đáp về câu hỏi này.
Linh chi có tác dụng tốt trên các bộ của cơ thể như sau:
Giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol xấu, giảm Triglyceride, Chống stress tâm – thể, tăng chất lượng giấc ngủ, Điều hoà huyết áp, cải thiện tiêu hoá…
Nhờ vào chất polysaccharide beta 1,3D glucan là chất antioxidant có lợi trong điều trị bệnh ung thư.
Phòng bệnh: Tốt nhất là sau tuổi trưởng thành, có thể dùng nấm ở dạng trà với liều thấp khoảng 5 – 10g / ngày. Khi đã bị bệnh tuổi nào cũng có thể sử dụng được, liều lượng phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại bệnh.
Sau khi đã thử nghiệm đun lại lần 2, kết quả cho thấy màu nước đã lợt đi hơn trước và khi uống gần như không có vị đắng (hương nấm cũng không còn). Có thể dùng để rửa mặt hoặc tắm cho bé thì hợp lý hơn là để uống nước lần 2.
Để ý các lát nấm đã chìm hắn xuống đáy ấm, lúc đầu cho vào nấm sẽ nổi lên trên mặt nước do bên trong các thớ gỗ của nấm vẫn còn có không khí, khi nước ngấm đều nấm sẽ tự chìm xuống.
Đây là lý do vì sao nên thái lát mà không để nguyên tai, cũng như cách hãm linh chi như trà bằng nước sôi sẽ không chiết được hết chất trong nấm như vậy sẽ gây lãng phí rất nhiều.
Mặc dù nấm Linh chi tươi có công dụng và cách dùng gần giống như nấm khô. Tuy nhiên khi sơ chế, sấy khô với nhiệt độ thích hợp các hoạt chất trong nấm sẽ tăng lên so với nấm dạng tươi.
Khi sấy khô nấm gây giảm lượng nước, hàm lượng hoạt chất cao nếu tính trên khối lượng nấm đó chỉ là một lý do. Nhưng quan trọng khi phơi sấy ở nhiệt độ thích hợp sẽ kích hoạt một số chất mà ở dạng nấm tươi không có được.
Nấm khô bảo quản sẽ tốt hơn, hạn chế tối đa sự phát triển của nấm mốc. Dù là dạng “nấm tươi” nhưng thực chất là đã hoá gỗ nên rắn cứng không dùng ăn như các loại nấm ăn khác.
Chỉ có thể dùng Linh chi tươi hoặc sấy khô ở dạng nấu canh hay soup như sau: Nấu Linh chi như dạng canh, hoặc dùng chưng hay hầm với thịt tạo thành món súp có vị đắng của Linh chi kèm các vị khác của thịt, gia vị… rất đặc trưng.
Món súp hay canh này rất tốt cho sức khoẻ người vừa trải qua cơn bệnh nặng, người cao tuổi hay đang trong quá trình hoá – xạ để chữa bệnh ung thư.
Tóm lại, các “nấm Linh chi tươi” mềm bóp dễ vỡ là không phải nấm Linh chi thực sự, cần tránh nhầm lẫn. Giống như các loại thực phẩm khác khi bảo quản trong tủ lạnh lâu ngày một số hoạt chất hoặc vitamin… sẽ bị mất hoặc giảm chất lượng.
Do đó, với một loại nấm làm thuốc (nấm dược liệu) như nấm linh chi nếu giữ lạnh để sử dụng lâu dài là không phù hợp. Nấm Linh chi sử dụng ở dạng phơi hay sấy khô là tốt nhất.