96 lượt xem
Có thể nhiều người tiêu dùng đã biết cách sử dụng nấm linh chi. Nhưng để uống sao cho hiệu quả cao và để tránh lãng phí khi sử dụng nấm, như mọi người đã biết linh chi có nhiều cách chế biến khác nhau nhưng không phải cách nào cũng tốt, có những cách chỉ mang tính nghệ thuật là chính nên bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn.
Khi đọc báo hoặc các báo mạng online hiện nay mọi người sẽ thấy được nhiều cách chế biến nhưng gần như chỉ nói chung chung không hề đi chuyên sâu vào cách sử dụng sao cho tốt, hiệu quả.
Theo Sâm Yến Linh Chi nghiên cứu có 4 cách được sử dụng nhiều nhất là: Nấu nước; hãm trà; ngâm rượu; nấu canh… ngoài ra vẫn còn một số cách khác nhưng không được phổ biến lắm.
Nấu nước nấm linh chi đây được xem là cách phổ biến và cổ điển nhất gần như mọi người đều dùng cách này, đây là phương pháp chiết xuất linh chi bằng nước hiệu quả nhất khi chúng tôi nghiên cứu một số tài liệu nước ngoài.
Có nhiều người để nguyên tai nấm nấu nhưng như vậy sẽ gây mất thời gian để chiết xuất, cách này tạm ổn nhưng chưa hiệu quả.
Dùng bột nấm linh chi nấu nước thì dễ dàng chiết xuất nhưng phải để lắng bột xuống mới uống được, nếu uống cả bã thật sự là không tốt cho đường tiêu hóa về lâu về dài vì bã nấm cũng chỉ là gỗ.
Nếu muốn dùng bạn phải lọc qua một lớp vải sau khi đun xong, như vậy tốn quá nhiều công đoạn từ xay đến lọc, nhưng cách này nhiều phụ nữ sẽ tận dụng bã linh chi để đắp mặt.
Như vậy tùy vào mục đích của bạn, nếu để uống thì không nên nhưng kết hợp với đắp mặt làm đẹp thì quá hợp lý với cách sử dụng nấm linh chi dạng bột.
Đây là cách chúng tôi khuyên mọi người nên dùng, chỉ cần thái lát hoặc cắt nhỏ nấm thành từng miếng đem đun với nước, chiết xuất nhanh không tốn nhiều thời gian.
Lưu ý: Không nên rửa hay làm sạch nấm linh chi vì như vậy sẽ làm mất lớp bột phấn trên nấm.
Có nhiều ý kiến cho rằng, tại sao không mua nấm linh chi đã thái lát sẵn hoặc xay thành bột luôn cho khỏe?
Nên mua nấm nguyên tai vì khi nấm ở dạng nguyên quả thể bạn mới có thể đánh giá được nấm tốt hay không.
Đối với các loại nấm nhập ngoại có độ cứng tương đối cao buộc phải ngâm nước trước 15 – 30 phút rồi mới có thể dùng dao thái nếu cần thiết là phải chặt mạnh mới được, còn khó quá nên mang ra các tiệm thuốc nam thuốc bắc để nhờ họ thái.
Nhiều người vẫn băn khoăn là “dùng nồi gì để nấu nấm linh chi”, đơn giản là nồi dùng để nấu đồ ăn hay ấm để nấu nước được thì cũng nấu linh chi được như nồi inox hay ấm thủy tinh…
Đối với 1 người sử dụng chỉ nên nấu 1/2 tai nấm (giống nấm Việt) khoảng 5 – 7g (à cái phần này là theo khoa học nghiên cứu đấy chứ không phải chúng tôi đưa bừa ra con số đâu, để hiểu rõ hơn nên xem tại đây), còn 2 người thì nấu nguyên cả tai nấm (nhớ là thái lát đừng quên đấy).
Phần này là khó canh nhất vì tùy vào cơ thể mình có thể tiêu thụ được bao nhiêu nước mỗi ngày để nấu cho vừa. Theo kinh nghiệm nấu nước linh chi uống mỗi ngày dùng khoảng 1,5 lít nước (1 người dùng) còn nấu cho cả nhà dùng (thực ra chỉ có 2 người uống) Tú dùng 2,5 lít nước.
Cho nấm đã thái lát và nước đun đến khi sôi và giảm nhỏ lửa nhất có thể, tiếp tục đun ở mức lửa nhỏ từ 10 – 20 phút (tùy vào thời gian mỗi người) đây là thời điểm giúp chiết chất từ nấm nhiều nhất, kiểu như sắc thuốc bắc vậy đấy, lúc này nước cạn còn khoảng 2/3 lúc đầu là được.
Mỗi loại linh chi đều có vị đắng khác nhau nên mọi người cần điều chỉnh lại liều lượng sao cho dễ sử dụng, thời gian đun càng lâu nấm càng tăng thêm vị đắng (ở mức độ nhất định)
Khi đun ở nhiệt độ cao liên tục sẽ giúp phá vỡ 2 lớp vỏ cứng của bào tử nấm (đối với nấm Việt) để chiết được chất, có thể mọi người chưa biết bào tử nấm linh chi có dược tính cao hơn hẳn so với thân nấm.