150 lượt xem
Đã từ lâu, nhân sâm là sản phẩm bồi bổ sức khỏe cao cấp nổi tiếng đến từ Hàn Quốc được rất nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên về sản phẩm này, nhiều người còn chưa có hiểu biết cũng như là kiến thức để phân biệt, thậm chí còn nhầm lẫn giữa hồng sâm và nhân sâm. Chính vì lý do đó, bài viết sau đây Sâm Yến Linh Chi xin chia sẻ những thông tin cơ bản nhất để có thể tìm ra sự khác biệt giữa Hồng sâm và nhân sâm Hàn Quốc.
Nhân sâm được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh, có vị ngọt hơi đắng, hơi ôn. Theo y học cổ truyền nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, bổ tỳ ích phế, chỉ khát, an thần, tăng trí, tỳ khí phế hư nhược…
Là loại sâm mới được thu hoạch về và chưa hề qua chế biến, nhân sâm tươi giúp người ta tăng cường sức khỏe và các chức năng cơ thể.
Thành phần chủ yếu của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenosid), có tới gần 30 saponin khác nhau.
Nhân sâm chưa qua chế biến cũng kén người sử dụng, nó được chống chỉ định cho những người có thể trạng yếu “cảm mạo, phong hàn”, đau dụng do lạnh bụng, người cao huyết áp, trẻ em và phụ nữ mang thai.
Theo YHCT, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: Sâm, nhung, quế, phụ.
Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy.
Những người kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn.
Có thể chỉ dùng 1 vị sâm: Nhân sâm thái mỏng, hãm với nước sôi, nhiều lần, ngày có thể dùng 4 – 10g.
Hoặc ngâm rượu: 50g nhân sâm thái mỏng ngâm rượu 3 lần. Lần 1 ngâm với 600ml rượu 35 – 40 độ, ngâm 1 tháng; lần 2 ngâm 500ml trong 3 tuần; lần 3 ngâm với 400ml rượu trong 2 tuần. Sau gộp dịch chiết 3 lần. Ngày uống 20 – 30ml.
Hồng sâm Hàn Quốc cũng xuất phát từ nhân sâm tươi từ 4 – 6 năm tuổi, qua quá trình hấp sấy liên tục trong nhiều ngày, lượng nước trong củ sâm tươi bị giảm đi chỉ còn khoảng 15%, ruột có màu hồng đỏ, bên ngoài có màu nâu nhạt nên được gọi là hồng sâm.
Củ sâm khô có kích thước chỉ bằng một phần ba hoặc một phần tư so với củ sâm tươi.
Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải dùng cho mọi đối tượng được. Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng.
Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng.
Vì khi dùng sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm.
Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2 – 3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.
Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm.