201 lượt xem
Từ xưa đến nay, nhân sâm luôn được mệnh danh là “thần dược”, là loại thảo dược quý hiếm có tác dụng “chữa bách bệnh”. Nhân sâm có một ý nghĩa quan trọng trong Đông y và được nghiên cứu bởi rất nhiều người. Nếu như trước đây, chỉ có vua chúa hay những gia đình vương giả mới có thể sử dụng nhân sâm thì ngày nay, đây đã trở thành một tặng phẩm được nhiều người ưa chuộng.
Nhân sâm chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị với những trường hợp cụ thể như: Người suy yếu, mệt mỏi, chán ăn, đi tiêu phân lỏng; vã mồ hôi hột, mồ hôi ra không dứt, làm việc nặng thì hơi thở gấp.
Tim đập nhanh, hồi hộp, hay quên, hoa mắt, chóng mặt, yếu sinh dục, rong kinh, băng huyết, rong kinh cấp, ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều; mặt bệnh, vàng sạm, xanh sạm, mạch hư…
Gần đây nhất, y học hiện đại đã chứng minh thêm các tác dụng của nhân sâm trong hạ đường huyết, phòng chống bệnh tiểu đường.
Để giữ được các hoạt chất khi chế biến và để tạo dáng cho nhân sâm (giống như cái đầu người), người ta đã giữ nó lại. Lô sâm, không có tác dụng bổ mà còn gây ra cảm giác buồn nôn. Do đó cần cắt bỏ đi, trước khi sử dụng.
Khi nói về nhân sâm đã có một lời khuyên mang tính kinh điển: “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử”. Vốn là, khi xưa đã có một thầy thuốc, sau khi cho một bệnh nhân uống nhân sâm, người bệnh này đã bị tử vong.
Vấn đề là ở chỗ người thầy thuốc này lại cứ cho rằng, ông ta không hề có một sai sót gì cả! Vì trước đó, ông đã từng đọc rất kỹ sách đã chỉ rõ: “Phúc thống phục nhân sâm…”, tức là “đau bụng uống nhân sâm…”. Đáng tiếc là, người thầy thuốc này đã chưa đọc hết hai chữ nữa ở trang sau: “tắc tử”, nghĩa là “ sẽ chết”.
Thực tế, trong nhân sâm chứa hơn 15 yếu tố vi lượng, có tác dụng chống mỏi mệt, tăng sức đề kháng, thúc đẩy công năng của tuyến sinh dục nam và nữ, tăng khả năng ghi nhớ và năng lực phân tích…
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng được sâm. Sâm chỉ được chỉ định cho các bệnh nhân thuộc thể khí hư, vì sâm có công dụng đại bổ nguyên khí.
Lương Y Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, mỗi loại nhân sâm có công dụng khác nhau, nên người dùng cần đặc biệt chú ý không nên lạm dụng nhân sâm vì thuốc dùng không đúng bệnh có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ nhân sâm như : Nguyên củ, tinh bột, sắt lát tẩm mật ong, thuốc viên, siro, nước uống, chè, cao sâm,… mỗi loại phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
Muốn dùng nhân sâm cho đúng, hiệu quả, người dùng trước hết cần phải biết loại sâm nào dùng cho bệnh nào. Hồng sâm có tính ấm, vị ngọt, dùng để bổ dương, chữa các hội chứng tỳ thận hư hàn, chân dương suy yếu, khí ở tỳ vị không phấn chấn. Bạch sâm và sâm tươi có tính mát, dùng để dưỡng âm, thanh hư nhiệt, chủ yếu chữa người âm hư có hỏa.
Tuy nhiên, mỗi người bệnh thuộc thể bệnh riêng nên việc dùng nhân sâm phải hết sức linh hoạt và cần khéo léo khi phối hợp với một số vị thuốc khác. Dùng nhân sâm có hiệu quả thực sự cần có sự chỉ dẫn chỉ thầy thuốc.
Khi dùng nhân sâm cần đặc biệt chú ý không dùng đồ kim loại, sắc, nấu, hấp cách thủy; không uống trà, ăn củ cải, đồ biển sau khi uống sâm; tuyệt đối không cho trẻ ăn món có nhân sâm, vì sẽ gây kích thích tình dục sớm, dậy thì sớm…
Ngày nay, trên thực tế, nhiều người bị “đau bụng” do viêm gan, viêm dạ dày, viêm ruột co thắt, táo bón… vẫn dùng nhân sâm mà vẫn khỏe mạnh. Rõ ràng ở đây có sự hiểu khác nhau về khái niệm “phúc thống”.
Qua kinh nghiệm thực tế, khái niệm “phúc thống” trong trường hợp chết người này là chỉ các triệu chứng đau bụng thuộc “thể hàn”, đau bụng “tiết tả”, tức đau bụng ỉa chảy, đầy bụng, trướng bụng…, nếu dùng nhân sâm sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Nngoài ra, những người cao huyết áp cũng không nên dùng nhân sâm; những người hay mất ngủ tránh dùng sâm vào buổi chiều và buổi tối.