220 lượt xem
Nhắc đến nhân sâm là nhắc đến loại thảo dược quý từ thiên nhiên được hàng triệu người trên khắp thế giới tin dùng bởi công dụng tuyệt vời của loại dược liệu này đối với sức khỏe. Nói đến nhân sâm người ta thường nghĩ ngay đến đất nước Hàn Quốc nơi mà nhân sâm dường như trở thành một đặc sản, một nét đặc trưng của văn hóa nơi đây. Hiện nay với sự du nhập của các sản phẩm đến từ đất nước này bao gồm cả hạt giống của cây nhân sâm cùng với sự chia sẻ của họ về phương thức nuôi trồng loại nhân sâm 6 năm tuổi, chúng ta cũng có thể tự trồng nhân sâm Hàn Quốc tại nhà cực đơn giản mà ít ai ngờ tới. Hãy cùng Sâm Yến Linh Chi tìm hiểu quy trình trồng nhân sâm, chăm sóc và thu hoạch tại nhà như thế nào nhé.
Theo môi trường sống có 3 loại chính là: Jaebaesam (Trồng tại nông trang), Jangnoesam (Trồng trong môi trường hoang dã), Sansam (Nhân sâm hoang dã).
Nhân sâm là thực vật âm tính, ưa khí hậu ôn hòa, mát mẻ, sợ ánh mặt trời mạnh chiếu trực tiếp, kị mưa và nhiệt độ cao, sợ gió nóng. Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng là 20 – 28oC.
Nhân sâm tự nhiên phát triển tốt nhất ở vị trí có nhiều bóng râm (nhất là ở sườn dốc hướng về phía bắc hoặc đông) của rừng cây gỗ cứng ẩm ướt, đặc biệt là những loài cây rụng lá có rễ sâu như bạch dương vàng, sồi, thích đường, hay hoàng dương.
Rừng trưởng thành gồm cây gỗ cứng to với tán cây chặn ít nhất 75% ánh sáng mặt trời là nơi lý tưởng nhất. Cây bụi, tầm xuân, và các loại cây bụi cao dày có thể cạnh tranh và hút hết chất dinh dưỡng cho nhân sâm.
Đất nên có nhiều mùn và ẩm, có thể thoát nước nhanh. Tránh nơi có đầm lầy và đất sét cứng. Khi đã chọn được vị trí, bạn hãy lấy một vài mẫu đất trọng lượng như nhau xung quanh khu vực sẽ trồng và trộn chúng lại với nhau trong xô nhựa. Dựa vào đặc điểm trên mà ta có thể chọn vị trí thích hợp để gieo hạt giống và nuôi trồng nhân sâm.
Bạn có thể ra các cửa hàng bán hạt giống để hỏi mua hạt giống nhân sâm này. Nên chọn hạt có phần vỏ cứng đã nứt hoặc đã bóc tách. Hạt giống được chọn từ nhân sâm 4 tuổi là tốt nhất cho việc gieo trồng.
Đặt hàng mua hạt từ trước tháng 7 hoặc tháng 8, và hạt sẽ được chuyển đến vào đầu mùa thu. Nếu chờ đến mùa thu, có thể bạn sẽ phải mua hạt chất lượng kém nhất.
Giữ hạt đã ủ mà bạn mua được trong túi nhựa và cho vào tủ lạnh. Dùng bình xịt nước phun lên hạt một lần một tuần cho đến khi đem trồng. Nếu hạt bị khô, chúng sẽ chết.
Khi cây sâm ra hạt trong tự nhiên, hạt sẽ không nảy mầm vào năm sau. Để nảy mầm, hạt phải qua quá trình ủ trong một năm, quá trình này làm tách phần thịt bọc quanh hạt ra và chuẩn bị cho hạt nảy mầm.
Hầu hết các hạt mua ở cửa hàng đều đã được ủ, nhưng nếu tự thu hoạch hạt hoặc mua hạt “xanh”, bạn sẽ cần tự mình thực hiện quá trình ủ hạt. Phụ thuộc vào số lượng hạt bạn có, hãy thực hiện theo một trong những cách sau:
Nếu bạn đã ủ hạt, hãy đào hộp lên và kiểm tra xem hạt đã sẵn sàng để trồng chưa. Loại bỏ những hạt mềm, mốc, hoặc mất màu. Nếu hạt nảy mầm, bạn cần đem trồng ngay. Cho phần còn lại vào hộp và chôn lại lần nữa, đảo chúng lên rồi sau đó kiểm tra xem cát hay đất còn ẩm không.
Hầu hết hạt nên được gieo vào mùa thu, sau khi lá rụng nhưng trước khi đất bắt đầu lạnh. Hạt nhân sâm sẽ phát triển tốt nhất khi được gieo vào cuối thu hoặc đầu đông, và nên trồng khi đất ẩm, chẳng hạn như sau cơn mưa.
Trồng hạt cách nhau 15 – 23 cm nếu bạn trồng vụ lớn, nhân sâm từ 7 tuổi trở lên. Đây là phương pháp trồng nhân sâm theo mô hình hoang dã điển hình, vì khoảng cách rộng giúp làm giảm nguy cơ lây bệnh.
Trồng cây cách nhau khoảng cách ngắn chừng 3 cm nếu bạn có nhiều hạt và muốn thu hoạch sớm hơn.Phương pháp này được áp dụng phổ biến hơn đối với nhân sâm trồng thông thường, vì nhân sâm trồng với mật độ dày cần phải được chăm sóc kỹ, tiêu diệt bệnh và các loài gây hại. Phương pháp này không nên áp dụng với người trồng lần đầu.
Lớp lá này giúp giữ ẩm cho đất, điều này rất cần thiết cho nhân sâm. Lấp 3 – 5 cm lớp phủ nhưng không được dày hơn, vì mầm nhân sâm sẽ không thể mọc xuyên qua lớp phủ dày.
Bạn nên phủ một lớp dày 10 cm nếu bạn sống ở khu vực có mùa đông lạnh và thường xuyên có sương giá, nhưng nhớ giảm độ dày của lớp phủ vào mùa xuân.
Không dùng lớp phủ toàn lá sồi. Chúng rất cứng và rộng làm cho mầm nhân sâm khó mọc qua. Bạn cần cắt vụn lá sồi nếu lỡ mua lớp phủ toàn lá sồi.
Vì nhân sâm hoang dã rất có giá trị nên sẽ có nhiều kẻ săn trộm trong khu vực trồng nhân sâm. Hàng rào sẽ không cản được những người đã biết có nhân sâm trồng ở đó, nhưng có thể ngăn người ngoài phát hiện ra nơi trồng. Bò, chó, hay các con vật hung dữ khác sẽ là người canh trộm tuyệt vời, miễn là bạn không để cho trâu bò vào nơi trồng sâm.
Nhân sâm mọc quá sát nhau có khả năng lây lan bệnh giữa các cây hoặc cạnh tranh chất dinh dưỡng của nhau. Bạn cần chuyển hoặc trồng cây sang chỗ khác sau mùa sinh trưởng đầu tiên của cây sao cho chỉ còn 65 cây trên một mét vuông, lặp lại sau năm thứ hai, xuống còn 11 – 22 cây trên một mét vuông.
Bạn cũng có thể trồng nhân sâm ở khu vực khác mỗi năm trong suốt mùa thu để có thể thu hoạch liên tục. Nhiều người trồng thực hiện như vậy để thu hoạch nhân sâm trưởng thành mỗi năm sau khi đợt sâm đầu tiên trưởng thành.
Bạn sẽ phải chờ đến 5 – 6 năm để cây nhân sâm trưởng thành với rễ to và có giá trị, cùng với nơi trồng thích hợp và một chút may mắn. Kiểm tra định kỳ để biết đất vẫn ẩm và được phủ một lớp lá rụng mỏng.
Nếu trồng nhân sâm với mật độ dày, bạn có thể thu hoạch sau 4 năm hoặc khi rễ bắt đầu nhỏ lại. Tuy nhiên, loại rễ này sẽ không có giá trị cao.
Phần thân cây mọc trên mặt đất sẽ chết vào mùa thu, và mọc trở lại vào mùa xuân. Nó sẽ phát triển lớn hơn mỗi năm, và trong suốt thời gian đó, phần rễ bên dưới cũng phát triển lớn hơn.
Khi cây đã trưởng thành, chúng sẽ ra chùm quả mọng đỏ chứa hạt bên trong. Hái quả vào mùa thu nếu bạn muốn thu hoạch hạt để trồng hoặc bán. Lưu ý rằng chúng cần phải được ủ như đã đề cập ở bước “chuẩn bị hạt”.
Dựa vào thời gian cây trưởng thành, bạn có thể sẽ muốn thu hoạch sâm sớm nhất có thể, thông thường thời gian này là 7 năm để cây cho củ chất lượng cao.
Dùng cây xỉa hoặc xẻng mũi nhọn đào bên dưới cây, và giữ khoảng cách (chừng 15 cm) giữa cây và nơi bạn đào xuống đất. Nếu cây đang đào mọc gần cây chưa trưởng thành, bạn nên dùng dụng cụ nhỏ hơn như tua-vít lưỡi dẹt dài 20 – 25 cm, và đào thật cẩn thận.
Nếu có bất kỳ nguy cơ nào gây tổn hại đến rễ nhân sâm chưa trưởng thành lân cận, bạn nên ngưng thu hoạch cho đến khi các cây khác trưởng thành.
Cây sâm chủ yếu phát triển ở góc 45º so với đất, không mọc thẳng xuống, và sẽ phân nhánh thành nhiều phần. Hãy đào cẩn thận để không làm gãy rễ (củ sâm tươi).