111 lượt xem
Tăng cường sức đề kháng trong cơ thể người nhiễm HIV được ví như một đội quân tinh nhuệ giúp bảo vệ chúng ta khỏi sự xâm nhập của những tác nhân có hại bên trong và bên ngoài cơ thể. Khi bị virus HIV tấn công, hệ miễn dịch mất dần chức năng bảo vệ cơ thể sẽ kéo theo các loại bệnh lí, nhiễm khuẩn ( nấm miệng, lở loét…) vốn trước rất khó tấn công nay ồ ạt xâm nhập cơ thể khiến người bệnh sớm hay muộn cũng tử vong.
Hệ miễn dịch là mạng lưới vô cùng phức tạp của các tế bào, mô và các bộ phận tạo nên hệ thống các cấu trúc và quá trình sinh học trong một cơ thể.
Các cơ quan chính của hệ miễn dịch gồm tuyến ức, lách, tủy xương, các hạch amiđan, da, hay phải kể đến bạch cầu trong máu( CD4).
Một hệ thống miễn dịch hoạt động kém hiệu quả có thể là do bẩm sinh hoặc do virus HIV, do suy dinh dưỡng và các yếu tố bên ngoài tác động.
Tế bào lymphô: Là những tế bào có khả năng nhận diện một cách đặc hiệu kháng nguyên lạ và tạo phản ứng chống lại chúng.
Tế bào T: Có tính đặc hiệu rất chặt chẽ đối với kháng nguyên. Tế bào T gây độc giết các tế bào sản xuất ra kháng nguyên lạ như các tế bào bị nhiễm virus hay những vi khuẩn nội bào khác.
Tế bào giết (NK): Là những tế bào tham gia vào hệ thống miễn dịch bẩm sinh chống lại nhiễm trùng virus và các vi sinh vật nội bào khác.
Tế bào trình diện kháng nguyên (APC): Là tế bào được chuyên môn hoá cao nhất là tế bào hình sao (dendritic), chúng bắt giữ những vi sinh vật từ bên ngoài xâm nhập vào, vận chuyển những kháng nguyên này đến các cơ quan lymphô và trình diện kháng nguyên cho những tế bào T để khởi động đáp ứng miễn dịch.
Virus chỉ có thể tăng trưởng và sinh sản bên trong tế bào sống. HIV có ái tính đặc biệt với các tế bào của hệ thống miễn dịch: Lympho T giúp đỡ (T4), đại thực bào, tế bào đơn nhân và một số tế bào có thụ thể tương tự T4 như tế bào thần kinh, da và niêm mạc, hạch lympho,…
Khi xâm nhập cơ thể, chúng liền bám dính vào màng tế bào rồi bắt đầu xâm nhập vào trong, chúng”cướp quyền chỉ huy” và dùng các cấu trúc sẵn có của tế bào như phương tiện để sản xuất ra nhiều HIV khác, cho đến khi tế bào bị hư hoàn toàn và chết đi, lúc đó sẽ phóng thích những siêu vi mới sinh sản.
Các HIV này lại chui vào các tế bào khác phá hoại tiếp, cứ dần dần như thế, hệ miễn dịch bị tiêu diệt lần hồi, cuối cùng suy kiệt, không còn đủ sức chống lại tác nhân gây bệnh xâm nhập, gọi là giai đoạn AIDS và người bệnh sẽ chết ở giai đoạn này.
Hệ thống miễn dịch (đề kháng) nội bộ được tạo thành từ các tế bào bạch cầu (WBC) và một người khỏe mạnh có 3.500 đến 9.000 WBC.
Đối với những người có hệ miễn dịch yếu, khi họ bị ốm, số lượng bạch cầu của họ trên 9.000 WBC cũng như những người có rối loạn tự miễn dịch.
Suy giảm miễn dịch là hậu quả của một hay nhiều thành phần thiết yếu của hệ miễn dịch bị mất đi hoặc hoạt động không bình thường biểu hiện từ lúc sinh do những khiếm khuyết di truyền.
Những cá thể suy giảm miễn dịch thường nhạy cảm với nhiều tác nhân nhiễm trùng khác nhau. Loại nhiễm trùng thường gặp tùy thuộc bản chất của suy giảm miễn dịch của từng cá nhân.
Nấm Linh Chi đỏ đã thông qua các bài kiểm tra được thực hiện bởi Bộ Y tế thực phẩm của Đài Loan và công dụng của nấm linh đỏ trong việc tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng đã được chứng minh gồm:
Ngày nay, có rất nhiều bệnh đang được điều trị bằng steroid và như chúng ta đều biết những tác dụng phụ của corticoid có thể được khá nặng.
Do đó những người sử dụng corticoid được khuyên không nên sử dụng nó trong thời gian dài. Cũng như steroid, nấm linh chi đỏ có những tác dụng với hệ miễn dịch như: Tăng cường sự trao đổi chất, kiểm soát, viêm, chức năng miễn dịch và khả năng chịu được bệnh tật và thương tích.
Nấm linh chi đỏ có tác dụng tái inforces và tăng cường thực bào, giúp loại bỏ kẻ thù (vi khuẩn và vi rút). Các thử nghiệm đã cho thấy nấm linh chi đỏ tăng hoạt động của các đại thực bào.
Điều này giúp thúc đẩy sức sống của NKC – để đảm bảo có rất nhiều tế bào khỏe mạnh. Polysaccharides trong nấm linh chi làm tăng Th1 và Triterpenoids thì giảm các tế bào Th2. Nấm Linh Chi điều biến các chức năng của tế bào T.
Các kháng thể giống như vũ khí để chống lại kẻ thù. Các kháng thể cũng nhớ không để cho những kẻ thù cùng (virus / vi khuẩn) trong thời gian tới chúng hiển thị
Vì vậy, tổng thể, nấm linh chi đỏ có tác dụng tăng cường sản xuất các tế bào miễn dịch và tăng cường tuổi thọ của các tế bào máu trắng.
Không có thuốc tân dược trên thị trường có thể làm tăng nồng độ Th1 và hạ thấp mức Th2 cùng một lúc. Đây là lý do tại sao nấm linh chi được gọi là bộ điều biến như nó tăng cường khả năng miễn dịch, nhưng không gây dị ứng.
Nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Triều Tiên, Malaysia, Hoa Kỳ, Trung Quốc… đã đi sâu vào nghiên cứu môi trường trồng Linh Chi đỏ với quy mô lớn để chế biến, sử dụng làm thuốc bổ, thuốc điều trị bệnh.
Ở Việt Nam, nhà bác học Lê Quý Đôn (1720 –1784) đã từng đánh giá: Nấm Linh Chi đỏ là sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam, có tác dụng kiện não, bảo gan, cường tâm, bình vị, cường phế, giải độc, giải cảm…
Tác dụng của Linh Chi đỏ không chỉ thu hẹp ở một phủ tạng, mà tỏa ra toàn cơ thể, nâng đỡ tổng trạng cơ thể giúp con người trẻ lâu, sống thọ hơn.
Trong những năm gần đây, do tính chất đặc biệt, Linh Chi đã được nghiên cứu, nuôi trồng và chế biến, dùng để bồi bổ sức khoẻ và điều trị một số bệnh như: Huyết áp, tim mạch,tiểu đường, gút (gout), thiểu năng tuần hoàn não, chống mỡ máu, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, bệnh gan, thận.
Những tế bào bất thường là tác nhân gây ung thư, ung bướu nên Linh Chi đỏ còn được xem là loại thuốc bổ hỗ trợ trong việc ngăn ngừa hỗ trợ điều trị ung thư, ung bướu và hỗ trợ điều trị sau hóa trị, xạ trị…
Tuy được xếp vào nhóm thuốc bổ thượng phẩm nhưng nấm Linh Chi đỏ không có chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào, không chứa chất cải thiện chức năng tiêu hóa, cũng không mang hoạt chất có tính an thần.
Không phải chỉ đến khi Tần Thủy Hoàng phái ngự y Lư Sinh tìm thuốc trường sinh bất tử ở biển Đông thì Linh Chi đỏ mới có mặt trong lịch sử y học.
Vì thế, nó không còn xa lạ với thầy thuốc bốn phương và từ lâu đã có tên chính thức trong dược điển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… như một phương thuốc trị ung bướu, chống lão hóa, phục hồi chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương, bị suy nhược…
Không chỉ được trọng dụng ở Á Đông, Nấm Linh Chi đỏ hiện là một trong những đề tài nghiên cứu và ứng dụng nóng bỏng của ngành y dược Âu Mỹ.
Trong nghiên cứu Mekkawy (1998), Min et al (1998) cho biết ganoderiol F và ganodermanontriol, acid ganoderic beta, ganidermanodiol, ganoderma nontriol và acid ganolcodic A, ganolcodic B có tác dụng chống lại HIV, có hai báo cáo của đại học chulalongkorn của Thái Lan và báo cáo của đại học y dược Toyama của Nhật bản về thử nghiệm trên virus HIV.
Theo tiến sỹ Praphan Phanuphak linh chi được micron hóa thử nghiệm trên những bệnh nhân HIV ở Thái Lan cho thấy thuốc được dung nạp tốt nhưng tác dụng lâm sàng chưa rõ rệt.
Báo cáo của thạc kỹ Sune Sirivichayaku cho thấy ảnh hưởng của dịch chiết đông khô linh chi có tính điều hòa miễn dịch có so sánh với chất lentinan chiết suất từ nấm linh chi cho thấy nấm linh chi như một chất phục hồi sự miễn dịch qua trung gian thay đổi kiểu hình của tế bào T.
Đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu trong việc sử dụng các chất chiết suất từ nấm Linh Chi lên các bệnh nhân ung thư, AIDS… Y học phương Tây ắt hẳn phải có động cơ chính đáng khi tìm về một dược liệu cổ truyền phương Đông.
Tuy được xếp vào nhóm thuốc bổ thượng phẩm của Trung y nhưng giá trị bổ dưỡng của Nấm Linh Chi đỏ không đồng nghĩa với tác dụng kiến tạo kiểu “vai u thịt bắp” mà miếng thịt hay quả trứng mang lại.
Đã có không biết bao nhiêu người sử dụng Linh Chi đỏ , đặc biệt là những người bị nhiễm HIV đã cảm thấy khỏe hơn, ăn ngon, ngủ yên, nhưng khi phân tích thì Linh Chi không có chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào, không chứa chất cải thiện chức năng tiêu hóa, cũng không mang hoạt chất có tính an thần.
Khả năng nâng đỡ tổng trạng cơ thể của Nấm Linh Chi đỏ là một thực tế không thể chối cãi, không chỉ căn cứ vào cảm giác chủ quan của người bệnh, mà dựa trên các tiêu chuẩn khoa học khách quan với định lượng rõ ràng, theo kết quả của hàng trăm công trình nghiên cứu tại nhiều học viện từ Á sang Âu.
Những tác dụng khác của nấm linh chi đỏ là làm giảm cholesterol máu, phospholipid máu, tăng sức co bóp cơ tim, phòng ngừa vữa xơ động mạch.
Uống nấm linh chi đỏ còn có tác dụng điều hòa huyết áp, chống co thắt mạch máu, tăng cường lưu lượng tuần hoàn vành. Tác dụng của linh chi đỏ còn là bổ phổi, cắt cơn ho suyễn, bổ gan thận, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa, tránh mệt mỏi.