358 lượt xem
Việc khám phá ra sâm Ngọc Linh đã mang lại niềm tự hào lớn cho Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ bất mí sự khác biệt giữa sâm Triều Tiên và sâm Ngọc Linh để thấy được loại sâm nào đang giữ vị trí số 1 hiện nay. Cùng tham khảo nhé !
Sâm Ngọc Linh có dạng thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, có đường kính thân độ 4 – 8mm, thường tàn lụi hàng năm tuy thỉnh thoảng cũng tồn tại một vài thân trong vài năm.
Thân rễ có đường kính 1–2 cm, mọc bò ngang như củ hoàng tinh trên hoặc dưới mặt đất độ 1–3 cm, mang nhiều rễ nhánh và củ. Các thân mang lá và tương ứng với mỗi thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5-0,7 cm.
Tuy sâm chỉ có một lá duy nhất không rụng suốt từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 và chỉ từ năm thứ 4 trở đi mới có thêm 2 đến 3 lá.
Sâm mọc dưới tán rừng ẩm, nhiều mùn, thích hợp với nhiệt độ ban ngày từ 20 °C – 25 °C, ban đêm 15 °C – 18 °C, sâm Ngọc Linh có thể sống rất lâu, thậm chí trên 100 năm, sinh trưởng khá chậm.
Dựa trên những nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, trước đây nhân sâm Triều Tiên hay còn gọi là sâm cao ly chính là tên gọi chung của nhân sâm trên bán đảo triều tiên nhưng ngày nay đã tách ra thành bắc triều tiên và nam triều tiên ( Đại hàn dân quốc) nên sâm ở Hàn Quốc được gọi là sâm Hàn Quốc.
Cả hai loại Nhân sâm Triều Tiên và Nhân sâm Hàn Quốc đều được đánh giá cao là loại sâm tốt có truyền thông từ ngàn năm nay.
Mặc dù vậy, nhiều người vẫn khó có thể phân biệt được rõ ràng rằng đâu là nhân sâm Triều Tiên, đâu là nhân sâm Hàn Quốc.
Cây nhân sâm Hàn Quốc có 5 lá, cứ đến khoảng mùa đông thì cây héo đi còn mùa xuân thì nảy mầm mọc lại mang một số đặc trưng riêng biệt dễ nhận biết và phân biệt có thể kể đến như:
Theo nghiên cứu Thành phần saponin triterpen của tam thất, nhân sâm và sâm Ngọc Linh có 9 hoặc 11 chất có Rf ngang nhau, màu giống nhau ở hai hệ dung môi khác nhau.
Sâm Ngọc Linh đã chiết được 50 hợp chất, xác định cấu trúc hóa học cho thấy 26 hợp chất có cấu trúc đã biết (thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật) và 24 saponin pammaran có cấu trúc mới không bắt gặp tại các loại sâm khác trên thế giới.
Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu các saponin triterpen, nhưng cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung pammaran cao nhất (khoảng 12 – 15%) và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax.
Ngoài ra trong sâm Ngọc Linh còn có 14 axít béo, 16 axít amin (trong đó có 8 axít amin không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng. Chính vì thế sâm Ngọc Linh hiện nay được đánh giá là loại sâm tốt nhất thế giới.
Sâm Ngọc Linh và sâm Triều Tiên đều là những loài cây sống lâu năm và phân bổ ở độ cao 1200 m trở lên.
Nếu như sâm Triều Tiên có thể mọc ở các vùng ôn đới và hàn đới thì sâm Ngọc Linh chỉ sống ở vùng nhiệt đới, hiện chỉ tại Việt Nam mới có loại sâm này.
Ngay nay sâm Triều Tiên được đem đi trồng đại trà ở rất nhiều nơi nhưng với sâm Ngọc Linh thì lại vô cùng kén đất. Mặc dù người ta đã đem sâm Ngọc Linh đi trồng tại Thanh Hóa, Lâm Đồng, Hà Tĩnh, Sapa…
Nhưng chỉ có khu vực núi Ngọc Linh (thuộc địa phận hai tỉnh Quảng Nam và KonTum) với điều kiện đặc thù về khí hậu và thổ nhưỡng mới là điều kiện lý tưởng để sâm Ngọc Linh sinh trưởng mang lại giá trị cao nhất.
Cả sâm Ngọc Linh và sâm Triều Tiên đều có công năng tương đương đối với hệ thần kinh, nội tiết, tim mạch…Tuy nhiên với sâm Triều Tiên có thể khiến chỉ số huyết áp tăng trong khi sâm Ngọc Linh thì hoàn toàn không gây ra phản ứng phụ nào, người dùng có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài.
Cả hai dòng sâm đều có công năng điều trị bệnh tật, tăng cường sức để kháng, bồi bổ cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật… nhưng sâm Ngọc Linh chính bởi sở hữu hàm lượng saponin vượt trội nên có tác dụng cao hơn nhiều so với sâm Triều Tiên.
Đặc biệt với bệnh ung thư, sâm Ngọc Linh sẽ làm hạn chế khối u phát triển và ngăn ngừa ung thư. Với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thì sâm Ngọc Linh làm giảm đau đớn, giúp người bệnh ăn ngủ ngon hơn, kéo dài sự sống.
Sâm Ngọc Linh có thể sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh mang đến hiệu quả chữa bệnh rất đáng kể.
Cả hại loại sâm đều có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các loại đồ uống, món ăn bổ dưỡng.Để bảo quản và sử dụng sâm trong thời gian dài thường có 2 cách phổ biến là ngâm sâm với mật ong nguyên chất hoặc ngâm sâm với rượu.