397 lượt xem
Với những người không biết cách hay chưa quen sử dụng nấm linh chi thì đây chính là một bài toán khó cần được tham giải đáp ngay. Nấm linh chi quý giá thì ai cũng biết rồi, là loại thảo dược còn được đánh giá cao hơn cả nhân sâm nữa tuy nhiên cách chế biến thì không phải ai cũng biết. Chưa kể đến những công đoạn sau đó, điều quan trọng đầu tiên là có nên rửa nấm trước khi chế biến hay không ? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !
Nấm linh chi nuôi trồng đảm bảo luôn có một lớp bột mịn màu nâu ở trên tai nấm, nhìn qua thì có vẻ không sạch sẽ, rất dính tay và người ta sẽ nghĩ nên rửa đi cho sạch để nấu cho an toàn, tuy nhiên cách nghĩ này là không đúng, nếu không muốn nói là hoàn toàn sai.
Đến khi bạn biết được lớp bột này là gì thì sẽ há hốc bất ngờ cho mà xem. Lớp bột mịn này còn được gọi là bào tử nấm, nó có chứa nhiều thành phần dược tính như triterpenes, polysaccharides, germanium essence,…; acid amin và các nguyên tốt vi lượng và các dưỡng chất quý khác.
Trong bào tử nấm cũng có chứa hàm lượng vitamin cao gấp 75 lần trong tai nấm. Chính lớp bột này sẽ đảm bảo tính sinh trưởng của nấm.
Phải những loại nấm linh chi được sinh trưởng phát triển tốt, nuôi đủ năm mới có thể sản xuất ra bào tử nấm. Còn phần tai nấm nhẵn bóng được bán ra thị trường sau khi cạo sạch bào tử nấm thì lại không còn nhiều dưỡng chất nữa.
Tất nhiên là không hoàn toàn nhưng lượng bụi bẩn, vi sinh vật chỉ có lượng cực nhỏ không thể gây hại cho sức khỏe con người.
Nấm linh chi được nuôi dưỡng trong môi trường sạch sẽ, đảm bảo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt, bên cạnh đó còn có một số trại nấm linh chi áp dụng xử lý vi sinh vật bằng nhiệt nên nấm cũng được đảm bảo về độ sạch.
Rất khó bị nhiễm vị sinh vật hay độc tố từ bên ngoài môi trường. Ngoài ra, trong chế biến nấm cũng được nấu ở nhiệt độ cao nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ “sạch” của nó.
Nấm linh chi là thảo dược được Đông y đánh giá cao bởi công dụng đối với sức khỏe từ thời xưa, đặc biệt là linh chi đỏ được xác định là có chứa thành phần dược tính cao nhất và tác dụng của nó còn cao hơn cả nhân sâm.
Nấm linh chi đỏ hỗ trợ tích cực trong việc giúp thanh lọc, giải nhiệt và đào thải các độc tố trong cơ thể, nhờ đó mà cải thiện sức khỏe một cách tự nhiên.
Nấm linh chi cung cấp hàm lượng chống oxy hóa hiệu quả, giúp kéo dài tuổi thọ. Đây cũng chính là lý do vì sao dân gian xưa thường gọi loại nấm này là nấm trường thọ.
Ngoài ra, đối với loại nấm linh chi tự nhiên còn giúp cơ thể ngăn ngừa được các bệnh liên quan đến hệ tim mạch, huyết áp, các bệnh lý về gan, thận…
Trước tiên chúng ta cần biết một điều quan trọng rằng, trên bề mặt nấm linh chi có chứa một lớp bào tử mỏng chính là thành phần Polysaccharides có vai trò rất lớn đối với sức khỏe và là thành phần chủ yếu làm nên giá trị của nấm linh chi.
Bào tử nấm linh chi là thành phần có giá trị dược tính cao gấp 2 – 3 lần thân nấm linh chi. Nếu chúng ra rửa nấm linh chi khi sử dụng, vô tình đã làm mất đi lớp bào tử quý giá này, đồng nghĩa với việc loại bỏ đi những dược tính quan trọng giúp mang lại những hiệu quả cho sức khỏe.
Nấm linh chi chỉ phát huy hết tối đa tác dụng nếu người sử dụng biết cách chế biến nấm linh chi đúng quy trình và hiểu được đặc điểm và thành phần làm nên giá trị của nấm linh chi nằm ở đâu. Có như vậy thì người dùng mới không lãng phí những dược tính mà nấm linh chi có thể mang lại.
Đến đây thì chắc rằng bạn đã có câu trả lời của mình rồi. Nếu rửa nấm linh chi trước khi sử dụng sẽ làm mất đi phần bào tử nấm ở bên trên tai nấm, làm giảm một phần đáng kể tác dụng của nấm. Chính vì vậy nên tuyệt đối không rửa nấm trước khi chế biến bạn nhé.
Nấm linh chi là dược liệu quý, tuy nhiên chúng ta cần biết các sử dụng để tận dụng được tối đa công dụng của loại thảo dược này.
Và điều quan trọng nhất là chúng ta phải hiểu được giá trị của nấm linh chi nằm ở đâu để tránh những sai sót trong khâu chế biến làm mất đi những dược tính vốn có sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe.