327 lượt xem
Từ xa xưa, nhân sâm núi không chỉ là một loại thuốc quý mà còn được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng phục vụ cho hoàng tộc các nước phương Đông.
Nổi tiếng với những công dụng như: Tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, đẩy lùi lão hóa, phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng và toàn diện. Nhân sâm núi được chọn lựa thường là những củ nhân sâm núi được chọn lọc kĩ lượng về độ tuổi trọng lượng củ nhân sâm núi hàn quốc…
Hiện nay, nhân sâm núi ngâm với rượu Hàn Quốc được trồng phổ biến trên nhiều quốc gia khác nhau, nhưng địa điểm mua nhân sâm núi Hàn Quốc vẫn được đánh giá cao nhất và dành được nhiều sự yêu mến từ người tiêu dùng. Sử dụng nhân sâm núi Hàn Quốc để bồi bổ sức khỏe đang là xu hướng chăm sóc sức khỏe hiện nay tại Việt Nam.
Đầu tiên cần loại bỏ phần lá, rễ hỏng, rồi đem rửa sạch đất, cát, để ráo nước. Lưu ý khi rửa nhân sâm núi không nên nhúng cả củ sâm vào chậu nước mà dùng khăn ướt lau sạch phần đất bám trên củ sâm.
Cách này đơn giản hơn nhưng thời hạn lại ngắn, chỉ khoảng 3 – 4 tuần. Mỗi lần cần dùng, bạn lấy ra một lát mỏng, ngậm trực tiếp và nhấm từng ít sâm một.. Ngày dùng 2 – 6gram (tương đương 3 – 4 lát).
Hoặc lấy một ít nhân sâm núi cho vào máy xay sinh tố, xay cùng sữa tươi để uống hằng ngày. Có thể để lại một phần nhân sâm núi vào tủ lạnh để xay uống dần mấy ngày. Phần sâm còn lại phải mang chế biến nếu không để lâu sẽ không tốt.
Ngoài ra, các bạn có thể chế biến nhân Nhân sâm núi Hàn Quốc bằng cách kết hợp sâm với các nguyên liệu khác như rượu, mật ong,… để bảo quản nhân sâm núi tốt hơn.
Thái nhân sâm núi thành từng lát mỏng, hình tròn rồi cho vào lọ ngâm cùng mật ong. Khi ăn lấy từng lát sâm ngậm trong miệng một lúc rồi nhai miếng sâm và nuốt.
Cho củ sâm vào bình thủy tinh chuyên để ngâm rượu. Số lượng củ nhân sâm núi khoảng100gram – 120gram/1 lít rượu. Chọn loại rượu ngon và đảm bảo vệ sinh đổ cho ngập củ sâm và đậy nín nắp lại. Sau 3 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi ngày dùng 1 – 2 ly nhỏ khoảng 30ml.
Nhân sâm núi thái thành từng lát mỏng, mỗi lần dùng 1 – 2gram, cho vào ấm, đổ nước sôi vào như là pha trà. Sau 5 phút có thể rót ra uống dần như trà. Có thể hãm vài lần như vậy, sau khi thấy mùi vị đã nhạt thì lấy bã ra nhai và nuốt dần.
Vo sạch 100gram gạo tẻ, thêm 3gram nhân sâm núi (dạng bột hoặc thái lát mỏng), cho vào nồi đất hoặc nồi nhôm (tránh dùng nồi sắt), đổ nước vào và đậy kín nắp. Bỏ lên bếp nấu thành cháo nhân sâm núi Hàn Quốc.
Nếu quý khách dùng trực tiếp nhân sâm núi mà không kết hợp với bất kỳ nguyên liệu nào khác thì cách chế biến nhân sâm núi Hàn Quốc trở nên cực kỳ đơn giản.
Qúy khách chỉ cần thái sâm thành những lát mỏng từ 1 – 3mm, phơi khô, bảo quản trong hộp kín có túi hút ẩm, đều đặn 1 tháng thay túi hút ẩm 1 lần. Với cách này, nhân sâm núi để được lâu nhưng khá mất công thay túi hút ẩm và nếu không đủ khô ráo, sâm sẽ mốc.
Một cách khác quý khách cũng có thể áp dụng là sau khi rửa sạch nhân sâm núi tự nhiên và để ráo nước, bạn lấy túi nilon bọc kín củ sâm rồi cho vào ngăn mát của tủ lạnh.
Người xưa thường bảo, đang khoẻ mạnh mà dùng sâm, chẳng khác gì ngôi nhà đang vững chắc lại đục tường cấy thêm cột vào để gia cố như vậy không chỉ vô ích mà còn khiến ngôi nhà chóng hư hỏng hơn.
Quan sát lâm sàng hiện đại cho thấy, không có bệnh mà dùng sâm có thể làm huyết áp tăng cao, miệng khô lưỡi rát, đại tiện táo, chảy máu mũi và rối loạn chức năng nội tạng.
Trong nhân sâm núi có một số chất có tác dụng chống phân giải chất béo, ví dụ như: Aspartic acid, arginine… Do đó, khi dùng sâm, quá trình tích mỡ ở một số cơ quan và thành mạch máu sẽ có thể gia tăng, như vậy có thể gây nguy hiểm đối với người bị cao huyết áp và xơ mỡ động mạch.
Nếu dùng quá nhiều các thứ thuốc bổ như nhân sâm núi, long nhãn, gà hầm… có thể sinh ra một số chứng bệnh ở tỳ vị, trở nên phiền táo, trong miệng mọc mụn…
Ăn uống cần có đủ chất, nhưng không nên tiến hành bổ dưỡng quá nhiều, tạo nên sự dư thừa, gây cản trở cho quá trình chuyển hoá và nuôi dưỡng thai nhi.
Trong sâm có một số thành phần như panacen, panaquillon, panaxin, panax sapogenol… có thể gây ngộ độc. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, cơ thể còn non yếu nên rất dễ trúng độc.
Trẻ bị ngộ độc sâm, thường có các triệu chứng: Hay kêu khóc, quấy nhiễu không yên, mặt nhợt nhạt, xuất hiện các vết tím bầm, co quắp, thở gấp, tim đập chậm, nôn mửa v.v…
Cho nên, khi sử dụng sâm đối với trẻ em, cần có sự hướng dẫn cẩn thận của thầy thuốc. Chớ nên cho trẻ uống sâm để “giải nhiệt”. Đối với trẻ 5, 6 tuổi trở lên có thể sử dụng nhân sâm núi baby để hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện, tuy nhiên không nên quá lạm dụng vì có thể dẫn đến tình trạng dậy thì sớm.