48 lượt xem
Nhiều người vẫn coi nhân sâm tươi là một thứ “tiên dược”, mà không biết rằng đây là loại thuốc lợi bất cập hại với trẻ nhỏ.
Trong nhân sâm tươi chứa hơn 15 yếu tố vi lượng, có tác dụng chống mệt mỏi, tăng sức đề kháng, thúc đẩy công năng của tuyến sinh dục nam và nữ, tăng khả năng ghi nhớ và năng lực phân tích…
Nhân sâm tươi đứng đầu trong các vị thuốc bổ nhưng vẫn là thuốc, nên không phải muốn dùng thế nào cũng được và không phải ai cũng dùng được bởi thể trạng, bệnh tình khác nhau. Việc dùng tùy tiện đôi khi “lợi bất cập hại”.
Nguy hiểm hơn, một trong những đặc tính của nhân sâm tươi là kích thích cơ thể tiết ra các nội tiết tố sinh dục. Nếu tùy tiện cho trẻ dùng thực phẩm hoặc các thức ăn có chứa nhân sâm tươi thể làm kích thích quá trình phát dục khiến đứa trẻ phát dục sớm, nhất là những bé trai ở độ tuổi từ 13 – 16 tuổi. Hơn nữa, nhân sâm tươi còn khiến trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa, thần kinh không bình thường, lâu dài dẫn đến mất ngủ và dễ bị kích động.
Trong Nhi khoa Đông y, nhiều chứng bệnh rất cần dùng nhân sâm tươi nói riêng và các loại sâm khác nói chung như: đẳng sâm, cát lâm sâm, tây dương sâm, thái tử sâm…. Chẳng hạn, khi trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, suy nhược cơ thể sau ốm, thiếu máu… thì nhân sâm tươi có thể được sử dụng với vai trò là một thành phần trong sự kết hợp với các dược liệu khác của một số bài thuốc để hồi phục sức khỏe, bồi bổ cơ thể cho trẻ nhỏ.
Nhân sâm tươi và tam thất là hai vị thuốc quý có cùng một chi (Pnax) và cùng một họ (Araliaceae), được Đông y xếp vào loại “thượng phẩm”, nghĩa là những vị thuốc cho tác dụng bổ và không có độc tính. Nhân sâm tươi (Panax ginseng) là một trong bốn vị thuốc đứng hàng đầu của y học cổ truyền (YHCT): Sâm, nhung, quế, phụ.
Đối với trẻ em thể chất khỏe mạnh, phát triển bình thường, không bị mắc các bệnh lý thuộc hư chứng thì các bác sĩ khuyên không nên dùng nhân sâm tươi để trị bệnh hay bồi dưỡng cho trẻ trong bất cứ trường hợp nào.
Các bác sĩ khuyên rằng, trẻ không thể từ còi cọc mà trở thành béo tốt nhờ vào nhân sâm tươi hay các thực phẩm đa chức năng khác.
Nếu cần dùng thì trẻ phải được thầy thuốc chuyên khoa khám xét toàn diện để xác định, chẩn đoán chính xác và xem bệnh lý của trẻ thuộc thể loại nào, từ đó mới lựa chọn thuốc bổ cho phù hợp.
Tuy nhiên, hạn chế dùng cho trẻ em, vì sâm có tác dụng “kích dục” sớm. Chỉ dùng với những trẻ chậm phát triển, cơ thể còi cọc, xanh gầy với liều thấp (2 – 4g/ngày) và thời gian ngắn (7 – 10 ngày).
Hiện nay, những loại trà sâm, trà linh chi bày bán ở khá nhiều nơi: Hiệu thuốc, siêu thị các cửa hàng nhân chuyên biệt… với đủ chủng loại từ chè tan liền, chè túi lọc, tinh chất, bột linh chi, nấm linh chi nguyên chiếc, sâm củ, sâm lát, trà sâm… được nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc và cả hàng trong nước sản xuất.
Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của nhân sâm tươi đối với sự phát triển của trẻ, do đó không nên lạm dụng nhâm sâm cho trẻ, kể cả trà sâm. Có thể những tác dụng phụ chưa nhìn thấy ngay, nhưng nếu cứ dùng thường xuyên thì sẽ gây nhiều hậu quả khác nhau.
Với người lớn, nhân sâm tươi có thể dùng 4 – 10g/ngày, dưới dạng hãm với nước sôi, nhiều lần trong ngày. Uống liền 2-3 tuần lễ. Hoặc dưới dạng ngâm rượu, có thể ngâm nhân sâm tươi (toàn rễ), một rễ (1 củ), dùng 500 ml rượu 35 – 400, ngâm trong 3 – 6 tháng, có thể chiết lấy dịch lần một để dùng, hoặc phối hợp dịch chiết của 2 – 3 lần ngâm lại, trộn đều, mới dùng.
Ngày uống 10 – 20ml, trước bữa ăn, còn sâm đã qua chế biến (hồng sâm), đem sâm, thái lát mỏng, ngâm rượu 35 – 400. Khi rượu ngâm có mầu nâu đậm (độ 3 tuần lễ), có thể chiết lấy dịch rượu, uống riêng.
Cũng có thể gộp dịch rượu ngâm của 2 – 3 lần ngâm lại, trộn đều, rồi mới dùng theo cách trên. Vì sâm là vị thuốc rất quý nên người ta thường chỉ dùng riêng một vị sâm (độc sâm thang).
Tuy nhiên, khi cần thiết vẫn dùng sâm kết hợp với các vị thuốc khác trong các cổ phương: tứ quân tử thang (nhân sâm tươi, bạch linh, bạch truật, cam thảo, đồng lượng, 4 – 12g); bát trân thang (nhân sâm tươi, bạch linh, bạch truật, cam thảo, xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược, đồng lượng, 4 – 12g).
Cầm máu: Dùng khi chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, đa kinh, băng huyết, sau khi sinh ra máu nhiều…: tam thất 4 – 10g/ngày, uống dưới dạng bột, có thể phối hợp với bột huyết dư thán (tóc đã làm sạch, đốt thành tro), trắc bách diệp thán, đồng lượng, ngày một thang.
Uống liền một tuần lễ. Hóa ứ, giảm đau, dùng cho các trường hợp huyết ứ dẫn đến đau đớn, các trường hợp chấn thương, sưng đau do huyết tụ. Ngoài ra, tam thất còn có tác dụng giải độc, tiêu ung nhọt, tiêu u, dùng trong các trường hợp u xơ: vú, tử cung.
Cần chú ý không nên dùng nhân sâm tươi sau khi ăn no, hoặc vào buổi tối, lúc sắp đi ngủ, vì gây khó ngủ hoặc mất ngủ; những người bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, ăn uống khó tiêu, hoặc đau bụng (viêm đại tràng), đại tiện phân sống nát, tiêu chảy; những trường hợp tăng huyết áp cũng không nên sử dụng sâm.